Rà soát danh sách các nghệ sĩ được hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19

KTĐT| 12/09/2021 06:42

Bộ VHTT&DL vừa có văn bản gửi Sở VHTT&DL, Sở VHTT các tỉnh, TP; các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, Trung tâm VHNT các tỉnh, thành phố về việc rà soát thực hiện chính sách hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

Theo văn bản thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có đối tượng là nghệ sĩ, diễn viên đang giữ ngạch viên chức hạng IV.
“Để chính sách trên được triển khai kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, Bộ VHTT&DL đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, chính xác nội dung Nghị quyết số 68/NQCP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để các tổ chức, cá nhân nhận thức đầy đủ về chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ lực lượng nghệ sĩ, diễn viên đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, qua đó kịp thời động viên, khích lệ lực lượng nghệ sĩ, diễn viên tiếp tục cống hiến, lao động sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật” lãnh đạo Bộ đề nghị.
Bộ VHTT&DL cũng lưu ý, trong quá trình rà soát các đối tượng để thực hiện hỗ trợ, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của tập thể đơn vị và không áp dụng một cách cứng nhắc, rập khuôn để việc hỗ trợ được kịp thời, đúng đối tượng, phù hợp hoàn cảnh của từng nghệ sĩ, diễn viên và không làm phát sinh thủ tục hành chính.
Trước đó, danh sách hỗ trợ nghệ sĩ gây tranh cãi, bởi một số nghệ sĩ như Hồng Đăng, Thanh Hương, Phùng Tiến Minh, Ngọc Quỳnh... có tên trong danh sách này thuộc hàng khá giả, không đến mức khó khăn cần hỗ trợ. Thực tế, nhiều đối tượng nghệ sĩ khác có thu nhập, có hoàn cảnh khó khăn hơn lại nằm ngoài chính sách.
(0) Bình luận
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Rà soát danh sách các nghệ sĩ được hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO