Ra mắt sách “Ngân Giang - Nữ hoàng đường thi Việt Nam thế kỷ XX”

Thủy Đặng| 10/08/2019 00:37

Sáng ngày 9/8 tại Hà Nội, Hội Di sản văn hóa Việt Nam và CLB Di sản thơ văn truyền thống và Hán Nôm Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 17 ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang (2002 - 2019) và ra mắt cuốn kỷ yếu hội thảo “Ngân Giang - Nữ hoàng đường thi Việt Nam thế kỷ XX".

Ra mắt sách “Ngân Giang - Nữ hoàng đường thi Việt Nam Việt Nam thế kỷ XX”
Cuốn sách như một sự tri ân đối với nữ sĩ Ngân Giang. Ảnh: ĐT

Nữ sĩ Ngân Giang (1916 - 2002), tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh tại phố Hàng Trống Hà Nội, quê ở thôn Hướng Dương, xã Thắng Lợi, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 9 tuổi, bà đã có bài Vịnh kiều đăng trên báo Đông Pháp. Năm 16 tuôi, bà đã cho ra đời tập thơ đầu tay Giọt lệ xuân

Bà là cây bút thường xuyên trên báo Phụ nữ thời đàm, Tri tânTiểu thuyết thứ bảy. Danh tiếng nữ sĩ nổi bật trên thi đàn với tập thơ Tiếng vọng sông Ngân.  Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khóa đầu tiên (năm1956), từng xuất bản 9 tập thơ và được giải thưởng Văn học năm 1994. Trong suốt gần 80 năm cầm bút bà đã để lại cho nền văn học nước nhà gần 4000 bài thơ, chủ yếu là thể loại Đường thi. Bà đã được các nhà thơ Đường tôn vinh là “Nữ hoàng Đường Thi” của thế kỷ XX.

“Đã 17 năm nữ sĩ Ngân Giang rời cõi tạm thế nhưng những áng thơ của bà vẫn mãi mãi ngân vang không chỉ hôm qua mà cả hôm nay và mai sau” - TS. Đinh Công Vỹ – Chủ nhiệm CLB Di sản văn hóa truyền thống và Hán Nôm Việt Nam xúc động chia sẻ tại lễ kỷ niệm. Út nữ Hoài Anh – con gái của nữ sĩ Ngân Giang cũng đã khiến khán phòng lặng đi khi chia sẻ những kỷ niệm về mẹ của mình.

Tại buổi lễ, bạn đọc và những người yêu thơ còn được nghe lại nhiều thi phẩm của nữ sĩ Ngân Giang qua giọng ca của NSND Thu Hoài, NSƯT Bạch Vân cùng màn biểu diễn của các nghệ sĩ đến từ Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam – Đoàn nghệ thuật Tiếng vọng sông Ngân với đủ các thể loại: ngâm thơ, hát văn, hát xẩm, hát chèo…

Ra mắt sách “Ngân Giang - Nữ hoàng đường thi Việt Nam Việt Nam thế kỷ XX”

Nhiều thi phẩm của nữ sĩ Ngân Giang đã được NSND Thu Hoài chuyển soạn bằng những làn điệu chèo, hát văn... Ảnh: ĐT

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thức – thứ nam của nữ sĩ Ngân Giang gửi lời cảm ơn đối với các văn sĩ đã tới dự lễ kỷ niệm 17 năm ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang. Ông Nguyễn Thức cho biết hội thảo “Ngân Giang - Nữ hoàng đường thi Việt Nam thế kỷ XX" đã được tổ chức từ năm 2007 nhưng mãi đến hôm nay cuốn kỷ yếu mới đến được tay bạn đọc, đó là nhờ công lao của TS. Đinh Công Vỹ và những người yêu thơ đã vận động để in sách.

Cuốn sách do NXB Thanh niên ấn hành, dày 460 trang bao gồm 6 phần: Phần I: Cội nguồn – quê hương, dòng họ, gia đình; Phần II: Bản thân Ngân Giang; Phần III; Nữ hoàng Đường thi Việt Nam các thể thơ văn cụ thể; Phần IV: Ngân Giang với đương đại và hậu thế; Phần V: Những bài nghiên cứu, bài báo và tựa đề viết trước và thêm sau hội thảo khoa học 30/6/2007 như một lời tri ân đối với Nữ hoàng Đường thi Việt Nam thế kỷ XX.

Bài liên quan
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt sách “Ngân Giang - Nữ hoàng đường thi Việt Nam thế kỷ XX”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO