Quy định về hàng hóa Made in Vietnam: Vướng nhiều bề

Tieudung.vn| 10/10/2019 06:40

Trước tình trạng hàng ngoại "đội lốt" hàng Việt để xuất khẩu hoặc tiêu thụ tại thị trường nội địa, dự thảo Thông tư Made in Vietnam do Bộ Công Thương đang xây dựng được DN kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ DN và hàng hóa Việt Nam.

Băn khoăn hàm lượng giá trị gia tăng 30%

Một trong những quy định quan trọng được các DN đặc biệt quan tâm tại dự thảo Thông tư là quy định hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng tại Việt Nam từ 30% trở lên sẽ được coi là hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, khi nói về quy định này, hầu hết các DN, hiệp hội DN đều có chung băn khoăn: Quy định là vậy nhưng với những loại hàng hóa có giá trị gia tăng dưới 30% thì sẽ ghi nhãn thế nào, thể hiện xuất xứ ra sao?

Quy định về hàng hóa Made in Vietnam: Vướng nhiều bề

Khách hàng mua sản phẩm hàng Việt Nam tại một hội chợ ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam Trần Quang Trung thắc mắc: "Với mặt hàng sữa, việc xác định hàm lượng giá trị gia tăng tối thiểu 30% để khẳng định là hàng “made in Vietnam” rất khó, bởi sản lượng sữa do Việt Nam sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu nên DN phải nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Mặc dù nguyên liệu phải nhập khẩu nhưng công thức, dây chuyền sản xuất… là do DN Việt Nam thực hiện, vậy có được ghi "made in Vietnam" hay không?

“DN Việt Nam đầu tư trang trại nuôi bò sữa tại Lào, Campuchia, đồng thời hệ thống cán bộ quản lý và công nhân lao động đều là người Việt Nam, vậy sản phẩm sữa tươi đó sẽ được ghi xuất xứ thế nào” - ông Trần Quang Trung nêu ví dụ.

Tương tự, đại diện nhãn hàng thiết bị vệ sinh ToTo băn khoăn việc ghi xuất xứ hàng hóa như thế nào cho một sản phẩm vừa xuất khẩu, vừa lưu thông trên  Việt Nam. Cụ thể, sản phẩm của ToTo xuất khẩu thì đủ cơ sở ghi nhãn mác “made in Vietnam”, nhưng lưu thông trong nước thì lại không đủ cơ sở để ghi sản xuất tại Việt Nam, vậy ToTo sẽ phải thể hiện nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?

Không chỉ có vậy, các chuyên gia kinh tế cũng băn khoăn quy định về điều khoản gia công đơn giản trong Thông tư chưa sát với thực tế. Tại hội thảo xin ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam do Bộ Công Thương vừa tổ chức, chuyên viên nhãn hàng hóa, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ KHCN) Bùi Thùy Dương cho rằng, Khoản 5, điều 10 dự thảo Thông tư nêu: Hàng hóa được coi là không có xuất xứ Việt Nam nếu trải qua quá trình gia công đơn giản cuối cùng, như phối trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

Tuy nhiên, rất nhiều loại hàng hóa dù chỉ phối trộn với một loại phụ gia cũng có thể khiến thay đổi tính chất, chất lượng hàng hóa và dễ dẫn đến chuyện nhập nhèm khi DN muốn giả mạo xuất xứ hàng hóa.

Dễ nhầm lẫn các khái niệm 

Tại dự thảo Thông tư Made in Vietnam, Bộ Công Thương cũng nói rằng tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ: Sản phẩm của Việt Nam hoặc sản phẩm Việt Nam; hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa Việt Nam hoặc hàng Việt Nam; sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất; chế tạo tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tạo; chế tác tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tác... để thể hiện sản phẩm là hàng hóa của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc Bộ Công Thương quy định quá rộng như vậy khiến nhiều DN lo ngại không rõ dùng cụm từ nào để ghi lên sản phẩm của mình, nhất là khi cũng chưa có hướng dẫn thế nào là hàng hóa chế tạo tại Việt Nam, chế tác tại Việt Nam.

Đồng tình với ý kiến của DN, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hiện dự thảo đang gộp các khái niệm xuất xứ tại Việt Nam với sản xuất, chế tạo tại Việt Nam nên rất dễ dẫn tới nhầm lẫn về khái niệm hàng Việt Nam với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, những khái niệm đưa ra trong Thông tư mới chỉ quy định với hàng hoá xuất khẩu chứ không bao gồm hàng hoá lưu thông trong lãnh thổ Việt Nam... “Chính vì vậy, Bộ Công Thương cần phải bóc tách rõ ràng các khái niệm này và cần xác định như thế nào là hàng hóa của Việt Nam” - Trưởng phòng Pháp chế VCCI Nguyễn Hữu Nam kiến nghị.

Ý kiến của DN và chuyên gia kinh tế cho thấy, Bộ Công Thương trong quá trình hoàn thiện Thông tư Made in Vietnam cần xây dựng tiêu chí xuất xứ hàng hóa theo hướng có những quy định cụ thể cho từng ngành hàng nhất định, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nhất là ngành nông nghiệp.

Ngoài ra, những quy định trong thông tư, nội dung nào khó hiểu thì cần có những ví dụ cụ thể để DN hiểu chính xác, đối với hàng hóa gia công ở giai đoạn cuối ở Việt Nam, nhưng không đủ điều kiện để ghi xuất xứ Việt Nam thì thông tư cần có quy định cách ghi để xác định xuất xứ, nguồn gốc.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Quy định về hàng hóa Made in Vietnam: Vướng nhiều bề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO