Quản lý bữa ăn bán trú cho học sinh: Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm sai phạm

Thống Nhất/HNM| 16/09/2019 08:43

Với hơn 1.600 trường học trong tổng số 2.700 trường trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổ chức bữa ăn bán trú, việc quản lý chất lượng bữa ăn để bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh được ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô coi là nhiệm vụ quan trọng như việc dạy học. Tăng cường kiểm tra, giám sát, huy động sự vào cuộc của phụ huynh học sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường học là mục tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2019-2020.

Quản lý bữa ăn bán trú cho học sinh: Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm sai phạm
Kiểm soát chặt chẽ, toàn diện quy trình tổ chức bữa ăn bán trú là yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đối với các nhà trường trong năm học 2019-2020. Ảnh: Minh Đức

Vẫn thấp thỏm lo âu 

Những năm gần đây, với sự phát triển của mô hình dạy học 2 buổi/ngày, số lượng học sinh cấp tiểu học và phổ thông trên địa bàn Hà Nội ăn bán trú tại trường ngày càng tăng. Năm học 2019-2020, toàn thành phố có hơn 700.000 học sinh tiểu học, trong đó có khoảng 90% đăng ký ăn bán trú tại trường. Tỷ lệ này ở cấp trung học cơ sở là hơn 20% trong tổng số hơn 450.000 học sinh. Ngoài ra còn có gần 550.000 trẻ mầm non được chăm sóc, nuôi dưỡng hằng ngày tại hơn 1.100 trường và nhóm lớp. Như vậy, mỗi ngày toàn thành phố có tới hơn 1 triệu học sinh ăn bán trú tại trường với số lượng 1-4 bữa, tùy theo độ tuổi. 

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, về cơ bản các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc những quy định về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm như: Có thủ tục pháp lý rõ ràng, hợp đồng đầy đủ với đơn vị cung ứng; có cơ sở vật chất tốt, trình độ và kỹ năng thực hành vệ sinh của người trực tiếp chế biến thức ăn được kiểm soát chặt chẽ… Nơi chế biến thức ăn của các nhà trường đã được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, có đủ dụng cụ chế biến, chia suất; có khu rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt… Hầu hết các nhà trường đã tuân thủ nghiêm túc chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn hằng ngày theo quy định.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế tại nhiều trường học vào cuối tháng 4-2019 của đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội cho thấy, một số nơi còn sơ suất trong việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm như: Để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín; khay ăn, bát ăn chưa được rửa sạch; việc lưu mẫu thực phẩm chưa đúng quy định; nhân viên chế biến thực phẩm chưa thường xuyên sử dụng găng tay; thiếu thiết bị phòng, chống côn trùng… Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do công tác quản lý, giám sát của các trường chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ.

Còn theo bà Nguyễn Thu Hồng, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai), việc để mất an toàn thực phẩm tại trường học còn do cơ quan chức năng chưa nghiêm khắc với các trường hợp sai phạm. Để hạn chế tối đa nguy cơ học sinh bị ngộ độc khi ăn, uống tại trường, cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt mạnh với đơn vị cung ứng thực phẩm và với nhà trường có sai phạm, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các trường học.

Quyết tâm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm, quyết tâm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học là một trong những mục tiêu trọng tâm được nêu rõ tại Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 21-8-2019 về công tác y tế trường học năm học 2019-2020, do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý ký ban hành. Với số lượng học sinh ăn bán trú ngày càng lớn, các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn bữa ăn cho học sinh. 

Quản lý bữa ăn bán trú cho học sinh: Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm sai phạm
Tăng cường giám sát các khâu của quy trình tổ chức bữa ăn bán trú để bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh. Ảnh: Minh Đức

Theo đó, tại quận Tây Hồ, trong năm học 2019-2020, ngành Giáo dục và Đào tạo quận đã tập trung tăng cường giám sát nguồn gốc thực phẩm. Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận cho biết, toàn bộ đơn vị cung ứng thực phẩm cho các trường học trên địa bàn quận đều được UBND quận thẩm định kỹ về hồ sơ pháp lý, năng lực đáp ứng và chất lượng dịch vụ. Khác so với các năm học trước, năm nay, UBND quận và các nhà trường thường xuyên kiểm tra thực tế tại đơn vị cấp 2, tức là truy tận gốc nơi cung ứng thực phẩm, từ đó kịp thời ngăn chặn nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Rút kinh nghiệm từ sơ suất trong kiểm soát chất lượng bánh, khiến nhiều trẻ có biểu hiện ngộ độc như tại Trường Mầm non Xuân Nộn (huyện Đông Anh) vào cuối năm 2018, bà Dương Thị Sáu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh cho biết: Truy tận gốc nguồn thực phẩm và tăng cường giám sát toàn diện các khâu của quy trình tổ chức bữa ăn cho học sinh tại trường là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường trong năm học 2019-2020. Việc rà soát tất cả doanh nghiệp cung ứng thực phẩm cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn đã được triển khai và sẽ thực hiện thường xuyên. Nếu phát hiện nơi nào cung ứng thực phẩm không bảo đảm, Phòng yêu cầu nhà trường cắt hợp đồng cung ứng và kiến nghị cơ quan chức năng xử phạt nghiêm khắc, dứt khoát không để tái phạm. 

Với 1.100 học sinh ăn bán trú, trong đó có hơn 80 học sinh ở nội trú, ăn ba bữa/ngày tại trường, Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng) xác định nhiệm vụ quan trọng số 1 với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên là bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh. Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, nhà trường luôn tuân thủ nghiêm túc quy trình kiểm thực 3 bước, từ khâu giao nhận thực phẩm, chế biến đến việc kiểm tra định lượng, chất lượng thực phẩm chín và lưu mẫu thức ăn hằng ngày. Do đặc thù của trường có chăm sóc cả học sinh khiếm thị, nên việc xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe được lưu tâm hơn. 

Một giải pháp khác cũng đang được nhân rộng tại nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô là huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc giám sát quy trình tổ chức bữa ăn bán trú. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho rằng, cách thức này không chỉ thêm kênh giám sát, mà còn góp phần làm tăng tính minh bạch trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc học sinh của mỗi nhà trường. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khuyến khích sự đồng hành của phụ huynh học sinh trong việc phối hợp cùng nhà trường thực hiện nhiệm vụ kiểm soát bữa ăn bán trú. Tuy nhiên, các nhà trường cần lưu ý đề phòng người giả mạo là phụ huynh học sinh để trà trộn vào trường học thực hiện hành vi không tốt

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Quản lý bữa ăn bán trú cho học sinh: Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm sai phạm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO