Phương Thanh: Chẳng có ý nghĩa gì nếu cô độc

Thùy Trang/NLĐO thực hiện| 29/10/2017 22:39

Từng muốn tự tử vì không chịu nổi áp lực, ca sĩ Phương Thanh cho rằng cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì nếu chỉ có tiền, có danh vọng nhưng cô đơn, trống trải.

Phóng viên: Từng là ngôi sao hàng đầu và nay chứng kiến sự lên ngôi của nhiều gương mặt trẻ. Cảm xúc của chị thế nào?

- Ca sĩ Phương Thanh: Tôi là người có tư tưởng mở và xã hội phải có nhiều xu hướng khác nhau mới là một xã hội. Hơn hết, tôi trân trọng những giá trị mới và đó là cách để tôi tồn tại. Ngôi vị nào cũng có những giá trị của nó nhưng giá trị đó cũng chỉ tồn tại ở thời điểm nhất định mà thôi.

Tôi từng chỉ thích nghe nhạc của mình nhưng nhạc tôi toàn não tình, tôi nghe hoài còn chán nói chi khán giả. Thế rồi, vì con gái mình, tôi cũng nghe nhạc của các bạn trẻ. Tôi thấy được đấy chứ, ít nhất thì nó cũng làm tôi tươi vui hơn, trẻ trung hơn. Tôi từng có một thời rất đẹp nhưng điều đó không có nghĩa nó cứ đẹp mãi như thế. Hết thời mình thì phải đến thời con cháu mình. Đó là điều rất đỗi bình thường và mình không chỉ chấp nhận mà phải tôn trọng nó.

Qua nhiều cảm xúc thăng trầm

Thế nhưng, với nghệ sĩ, đặc biệt là người từng ở đỉnh cao của sự nghiệp, việc chấp nhận sự thật rằng tên tuổi của mình bị lu mờ dần theo thời gian là điều không dễ?

- Quả thật, đó là điều không hề dễ dàng nhưng nó lại cực kỳ dễ với những người thực sự có trải nghiệm ở cuộc đời. Hơn hết, mọi thứ thuộc về tâm tính mỗi người nữa. Tôi "lên" (thành công - PV) cũng sớm nên khi các bạn trẻ "lên", tôi đã kinh qua nhiều cảm xúc thăng trầm. Thật lòng thì tôi cũng là người có tuổi rồi. Các bạn cũng như con cháu mình mà thôi, yêu thương không hết thì ganh ghét, cạnh tranh làm chi.

Trải nghiệm đó cũng đủ để chị hiểu rằng vị trí ngôi sao chỉ là hư danh nếu bản thân không có thực tài?

- Tôi vẫn nói với những bạn trẻ mà mình yêu quý rằng có một nguyên tắc bất di bất dịch trong cuộc sống này giúp chúng ta tồn tại: "Ngưỡng mộ người đi trước, tôn trọng, yêu quý người đi sau". Họ đi sau, tức sẽ là người kế tục chúng ta. Vậy nên, nếu thái độ sống của chúng ta không được trọn vẹn, chắc chắn chúng ta chẳng thể tồn tại lâu bền. Nếu cứ khư khư thói quen ích kỷ, dùng mọi cách để ngăn chặn sự thăng tiến của người khác rồi cái kết cuối cùng cũng chỉ là sự mai một của chính bản thân chúng ta mà thôi. Chúng ta rồi cũng sẽ già yếu, sức lực đâu mà cứ mãi chạy theo ganh đua với người trẻ.

Chấp nhận cái thua hiện tại cũng chính là cách để chúng ta thắng được sự tham lam, ích kỷ của mình sau này. Cái gì rồi cũng phát triển theo hướng xoay vòng và âm nhạc cũng không ngoại lệ. Thay vì phải toan tính, tranh giành thì hãy làm tốt cái của mình, để một lúc nào đó, khi sự xoay vòng trong âm nhạc mà có chúng ta trong đó, chúng ta sẽ được trở lại một cách hoàn thiện nhất nhưng cũng khoan thai nhất.

Nếu thời gian có thể quay trở lại, chị có muốn thay đổi điều gì không?

- Không, vì giai đoạn nào cũng có cái hay của nó. Thành công tất nhiên là quá hay nhưng ngay cả thất bại, sai lầm cũng có những cái hay của nó. Không tuổi trẻ nào trọn vẹn. Tuổi trẻ cũng có quyền được sai lầm và được tha thứ. Nhưng, cái sai lầm đó là để tạo nên con người chín chắn, đàng hoàng và tử tế hơn khi trưởng thành. Tôi cũng thế. Đến lúc này, điều tôi có thể nhận ra là trong bất cứ công việc nào, mình được sống thì người khác cũng có quyền được sống. Tư duy triệt tiêu ai đó là một thứ sai lầm chết người và chết cả mình.

Phương Thanh: Chẳng có ý nghĩa gì nếu cô độc - Ảnh 1.

Ca sĩ Phương Thanh Ảnh: Lý Võ Phú Hưng

Vị trí ngôi sao không còn là mục tiêu

Hiểu rõ giá trị của ngôi sao ở thị trường ca nhạc nên nếu một lần nữa bước lên đỉnh vinh quang ấy, hẳn chị sẵn sàng trở lại?

- Bây giờ, tôi chỉ coi mình là một ca sĩ trẻ triển vọng. Vị trí ngôi sao với tôi bây giờ không phải là mục tiêu để phấn đấu. Tôi từng có vị trí ngôi sao và cũng từng rất vất vả để thoát ra khỏi những điều ấy. Có lúc tôi có rất nhiều tiền, rất nhiều danh vọng nhưng cũng là lúc tôi muốn tự tử vì quá sức mệt mỏi. Có mọi thứ mà không có tình yêu thì cuộc sống này còn ý nghĩa gì nữa? Thiên đường ở đâu nếu cuộc sống này chỉ có tiền, có danh vọng nhưng cô đơn, trống trải? Tôi bây giờ chỉ cần mỗi thứ một ít thôi nhưng đủ đầy. Đấy mới là con đường tôi sẽ đi, là mục tiêu tôi phấn đấu.

Chị bảo rất vất vả để thoát khỏi cuộc sống ngôi sao, nghe có vẻ nghịch lý?

- Quá nghịch lý chứ vì làm nghệ thuật, ai chả mong mình lấp lánh ánh hào quang. Làm nghệ sĩ, chả ai không ham danh vọng. Nhưng cứ nghĩ cho kỹ để thấy cái gì cứ chói lóa bên ngoài thì bên trong lại thiếu hụt. Tôi từng quần là áo lượt, đồ hiệu, hột xoàn nhưng điều ấy chỉ khiến tôi ngày càng mệt hơn mà thôi. Vì quá mệt, tôi cũng từng buông bỏ cái tôi của mình nhưng những người xung quanh lại luôn kích động, rằng nếu Phương Thanh không có giải thưởng cũng có nghĩa Phương Thanh hết thời. Điều ấy khiến tôi có lúc dao động và hoang mang.

Nhưng giờ, sau khi bỏ được tất cả, tôi hạnh phúc với vị trí mới của một người trao giải. Nhìn thế hệ kế cận thành công, tôi hạnh phúc với niềm tự hào của họ.

Giờ đây, chị xây dựng cho mình một hình tượng ca sĩ thế nào khi đã kinh qua tất cả cảm xúc thăng trầm?

- Là một nghệ sĩ hát trên sân khấu bằng cảm xúc và con tim của mình, có lúc tôi cũng màu mè với trang phục lấp lánh theo yêu cầu của đơn vị tổ chức. Tôi làm điều đó vì muốn được tồn tại.

Thế nhưng, hình tượng đúng nhất với tôi là quần jeans rách, áo sơ mi bụi phủi và khòm lưng để hát. Phải giữ hình ảnh, phải thẳng lưng đứng hát trên sân khấu thì làm sao mà ôm được tình cảm con người? Nó chỉ ôm cái hào quang bên ngoài mà thôi. Giờ tôi sống như một người chưa từng nổi tiếng, điều đó thực sự rất tuyệt vời.

Không có tình yêu,không đáng sống

Chị từng nói sống mà không có tình yêu thì không đáng sống. Tình yêu mà chị nhắc đến đó là gì?

- Mọi thứ. Tình yêu con người, trai gái, gia đình và con cái. Khi trẻ, bạn có thể đánh đổi mọi thứ để có tiền tài, danh vọng. Nhưng ở tuổi này, tôi có thể khẳng định bạn sẵn sàng đánh đổi tiền tài, danh vọng để có yêu đương. Giờ tôi làm 1 bữa để đi chơi 3 bữa. Đi đâu cũng gia đình đủ đầy, đó mới là cuộc sống thích đáng.

Chị cũng sẽ tính đến một gia đình thực sự đủ đầy cho mình chứ?

- Tôi đang có một cuộc sống đủ đầy đấy thôi. Không đủ đầy về mặt hình thức nhưng trong thâm tâm mình, tôi thấy đủ là đủ. Sống với nhau mà không hiểu nhau thì điều đó cũng có ý nghĩa gì? Sống không hiểu nhau nhưng đến chết rồi, nếu có thể hiểu nhau thì đó cũng là một cuộc sống đủ đầy. Rồi sẽ đến lúc có một người khác thay vào chỗ đã khuất nhưng điều quan trọng nhất ở đời này vẫn là khi bạn cảm nhận được sự đủ đầy trong trái tim mình.

Với chị lúc này, khái niệm hạnh phúc là thế nào?

- Là tìm được một người đàn ông đúng nghĩa. Tôi từng trải qua nghiệp duyên phu thê dang dở nên hiểu thế nào là hạnh phúc. Tôi sẽ là nền tảng cho con gái mình trong hành trình đi tìm hạnh phúc thực sự.

Một người đầy trải nghiệm như chị nhìn cuộc đời hẳn cũng có nhiều điều khác biệt?

- Tôi từng "lên voi xuống ngựa" nên hiểu và thấm nhiều điều lắm. Kinh qua tất cả, giờ đây, tôi nhìn cuộc sống bằng con mắt hồn nhiên nhất, lạc quan nhất. Khi chưa có gì, bạn sẽ nhìn mọi thứ bằng con mắt tham vọng. Nhưng khi trải qua tất cả, bạn sẽ thấy cuộc đời này cái gì cũng có lý lẽ riêng của nó. Chấp nhận mọi thứ cứ tự nhiên đến rồi tự nhiên đi, bạn sẽ thấy cuộc đời mình thực sự thanh thản, thoải mái.

"Sông có khúc, người có lúc", ai rồi cũng sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau trong cuộc đời. Tôi đã phải trả giá nhiều để học được 2 chữ "nhẫn" và "tịnh". Giờ không ai kích động được tôi nữa đâu. Tôi sống hồn nhiên để có thể đẹp hơn với tinh thần lạc quan nhất và năng lượng tràn trề nhất.

Chị bảo đã học được 2 chữ "nhẫn" và "tịnh" nhưng thỉnh thoảng chị chẳng "tịnh" trên báo. Dường như chị cũng chưa thể bỏ qua hiềm khích?

- Tôi đã bỏ từ lâu rồi đấy chứ. Chỉ là thỉnh thoảng, người ta lại lôi tôi vào vài câu chuyện mà họ tự suy diễn rồi hê toáng lên. Tôi có thể quên được cả Phương Thanh ngày trước thì những chuyện chẳng hay, những mối hiềm khích chẳng đáng nhớ sao không quên bẵng đi nhỉ? Mọi thứ luôn phải tùy duyên phận mà thôi.

Bây giờ, tôi có pháp danh Nguyên Hương, với ý cuộc sống cần phải nhìn nhận một cách nhẹ nhàng và tôi cũng phải chấp nhận chữ duyên để buông bỏ những thứ không còn duyên phận. Tôi muốn sống trong một khung trời mới, một giao diện mới. Tôi đã kết thúc tất cả điều cũ để có thể khởi duyên mới. Đó là con người của Phương Thanh ở thì hiện tại. 

(*) Xem Báo Người Lao Động số chủ nhật từ ngày 13-8

Sẵn sàng là người chắp cánh

lNhiều nghệ sĩ thời chị bắt đầu nghĩ đến công việc kinh doanh khi ca sĩ không còn là công việc ưu tiên hàng đầu. Chị có nghĩ đến điều ấy không?

- Làm sô bây giờ không còn là nghệ thuật nữa mà đơn giản chỉ là buôn bán thôi nên tôi không làm. Thế nhưng, nếu tìm được một giọng ca mà mình ngưỡng mộ, tôi sẵn sàng là người chắp cánh cho giọng ca đó bay xa. Tôi cũng không thích sự thành công bắt nguồn từ chiêu trò, hình thức hay sự toan tính quỷ quyệt. Phải có lúc thực tài được tôn trọng, được tôn vinh với giá trị đích thực. Tôi sẽ làm điều ấy mà chẳng cần đến lợi nhuận. Tôi hứa!

(0) Bình luận
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
  • Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2023
    Tối 19/9, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.
  • Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp
    Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Tức là, phê bình bằng lý luận và lý luận để phê bình. Lý luận là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu.
  • Công tác lãnh đạo, quản lý, hoạt động văn nghệ: Nhìn từ thực tiễn văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất
    Sáng ngày 20/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn với chủ đề “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Phương Thanh: Chẳng có ý nghĩa gì nếu cô độc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO