Chuyển động Hà Nội

Phụ nữ Thủ đô phát động chương trình tết trồng cây xuân Giáp Thìn 2024

Bảo Trâm 08:41 18/02/2024

Ngày 17-2, tại Khu di tích lịch sử Khu Cháy, huyện Ứng Hòa, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tết trồng cây với chủ đề “Phụ nữ vun trồng tương lai” Xuân Giáp Thìn 2024.

Tham dự chương trình có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền…

pn1.jpeg
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu. (Ảnh: N.Ánh)

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết: Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đã thực hiện Tết trồng cây đầu tiên trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (1960). 64 năm qua, Tết trồng cây theo lời Bác đã thực sự mang lại lợi ích to lớn cho đất nước và trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những dịp Tết đến xuân về.

Nhiều năm qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực hưởng ứng Tết trồng cây, tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường với nhiều công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Mừng Đảng, mừng Xuân mới 2024, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố tổ chức Tết trồng cây tại 2 địa điểm: Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và tại Khu di tích lịch sử Khu Cháy với chủ đề “Phụ nữ vun trồng tương lai”.

pn2.jpeg
Các đại biểu và cán bộ, hội viên phụ nữ trồng cây trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Khu cháy.

“Đây là sự kiện khởi đầu cho đợt thi đua đặc biệt sôi nổi của các cấp Hội và các tầng lớp phụ nữ Thủ đô chào mừng các ngày lễ lớn năm 2024, kỷ niệm 114 năm Quốc tế phụ nữ 8-3, 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 14 cây lộc vừng và muồng hoàng yến cùng với đoạn đường phụ nữ tự quản được trồng mới trong khuôn viên Khu di tích, góp phần bảo tồn và làm đẹp cảnh quan trong Khu di tích, thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Khu Cháy (25/7/1954 - 25/7/2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)”, bà Lê Kim Anh nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đề nghị toàn thể cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn thành phố cùng gia đình tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, trồng cây nào tốt cây đó, nhất là các cây cho bóng mát, cây ăn trái, cây hoa, quan tâm khu di tích lịch sử văn hóa, trường học, nhà văn hóa, các điểm sinh hoạt cộng đồng, đoạn đường phụ nữ tự quản, ban công nở hoa…

Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, xây dựng nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cùng lan tỏa tinh thần “Mỗi phụ nữ một cây xanh”, “Mỗi cơ sở Hội một công trình cây xanh”, các cấp Hội phụ nữ toàn thành phố phấn đấu trồng 7.000 cây xanh, cây ăn trái.

Tại chương trình, các đại biểu và cán bộ, hội viên phụ nữ đã trồng cây, làm đẹp thêm cảnh quan khu di tích; thể hiện tình cảm và tấm lòng thành kính với di tích lịch sử đặc biệt; đồng thời tham quan Bảo tàng Khu Cháy.

Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố phát động cuộc thi “Đoạn đường/Tuyến phố nở hoa” do các cấp hội phụ nữ tự quản năm 2024, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ lớn năm 2024.

Bài liên quan
  • Biểu dương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu 2023
    Tại chương trình, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tôn vinh và trao tặng danh hiệu Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 cho 9 gương phụ nữ đã có những đóng góp xuất sắc trên các lĩnh vực vì sự phát triển Thủ đô và sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Phụ nữ Thủ đô phát động chương trình tết trồng cây xuân Giáp Thìn 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO