Phố Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

21/07/2017 15:15

Phố Giảng Võ dài 1.450m, rộng 20m. Từ cuối phố Nguyễn Thái Học cắt ngang qua ngã tư Giang Văn Minh - Cát Linh, đi qua Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ đến ngã tư đường La Thành - Láng Hạ.

Phố Giảng Võ dài 1.450m, rộng 20m.

Phố Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

Từ cuối phố Nguyễn Thái Hộc cắt ngang qua ngã tư Giang Văn Minh – Cát Linh, đi qua Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ đến ngã tư đường La Thành – Láng Hạ.

Đất các trại Kim Mã, Giảng Võ, Hào Nam, tổng Nội và phường Nhược Công, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận cũ.

Nay thuộc các phường Cát Linh, quận Đống Đa, phường Giảng Võ, Kim Mã, quận Ba Đình.

Phố Giảng Võ thời Pháp thuộc chưa có tên. Hồi đó hai bên đường là hồ ao và ruộng nương, sau hòa bình đoạn đầu từ phố Nguyễn Thái Học đến phố Cát Linh gọi là phố Đại La – Kim Mã. Đoạn cuối gọi là đường đê La Thành. Trong lần đổi tên phố tháng 6/1964, phố này được gọi là Giảng Võ và kéo dài tới ngã tư gặp đường La Thành.

Đây nguyên là một đoạn của bức tường phía Tây của tòa thành đất “vòng giữa” bao bọc khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long cũ. Đoạn tường thành này trừ phần đầu là thuộc địa phận làng Kim Mã, còn lại là ranh giới giữa một bên (phía Tây) là làng Giảng Võ, và một bên (phía Đông) là làng Hào Nam. Cả hai làng này vốn là hai trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ.

Theo sự suy luận dựa trên sử cũ và tên gọi quen thuộc có từ lâu đời, thì thôn Giảng Võ nằm trong khu vực điện Giảng Võ, một cung điện được xây dựng ngay trong năm đầu tiền Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (1010). Đến đời Lý Anh Tông (1138 – 1175) đổi thành Giảng Võ trường, là nơi huấn luyện về quân sự, võ nghệ. Sang đời Trần, có thể trường Giảng Võ lập ở nơi khác, chỗ này chỉ là một Võ Trại, có dân cư ở xen lẫn.

Ngoài ra, tại đầu phố này, bên dãy phía Tây, ở đằng sau bến xe ô tô Kim Mã còn có “Phùng Vương cố lăng” tức là “lăng cũ vua Phùng”, tương truyền đó là Mộ của Phùng Hưng, người anh hùng cứu nước hồi thế kỷ thứ VII. Đây nguyên là đất phần đất làng Kim Mã.

Vào những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, Giảng Võ cũng đã từng viết nên một trang sử chiến đấu anh hùng: nơi đây suốt ngày 6/1/1947 đại đội 134 vệ quốc đoàn, đã quần nhau với trên 200 giặc Pháp có xe tăng, xe bọc yểm hộ và đã ngăn không cho chúng thực hiện ý đồ đánh chiếm làng này hòng khống chế pháo đài Láng và cắt đứt đường liên lạc Cầu Giấy – Cầu Dừa của ta. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt! Ngoài các chiến sĩ vệ quốc đoàn còn có một tiểu đội nữ cứu thương. Các chị đã dùng lựu đạn, dao găm, mã tấu xông ra đánh giáp lá cà với giặc.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
Phố Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO