Phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội

04/07/2017 16:21

Phố Đào Duy Anh dài 600m, rộng 6m.

Phố Đào Duy Anh dài 600m, rộng 6m.

Từ ngã tư Kim Liên, Đại Cồ Việt - Giải Phóng đi qua khu tập thể Kim Liên - Trung Tự, đến phố Phạm Ngọc Thạch.

Đất phường Kim Hoa (sau đổi là Kim Liên) tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Phố hình thành khi xây dựng khu tập thể Kim Liên, dân tự đặt và ghi chú trên bản đồ là phố Kim Liên. Đến năm 1995 mới chính thức đặt tên là phố Đào Duy Anh.

Nay thuộc phường Kim Liên, quận Đống Đa.

Tên phố đặt tháng 7/1995.

Đào Duy Anh (1904 - 1988) quê ở làng Khúc Thuỷ, huyện Thanh Oai, Hà Nội, sinh năm 1904 tại thị xã Thanh Hoá.

Thuở nhỏ ông học chữ Hán ở nhà, sau vào Huế học Trường Quốc học, ra trường được cử về dạy học ở Trường Tiểu học Đồng Hới (Quảng Bình). Ba năm sau (1926), ông xin thôi việc trở lại Huế thực sự bắt đầu cuộc đời chính trị và học thuật. 

Năm 1927, ông gia nhập Việt Nam cách mạng Đảng (tức Đảng Tân Việt). Cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng, ông ra báo Tiếng dân tờ báo Việt đầu tiên của xứ Trung Kỳ.

Năm 1928, có sự cộng tác của Phan Đăng Lưu, ông lập ban Quan hải tùng thư nhằm bước đầu truyền bá những tri thức khoa học xã hội và những tư tưởng tiên tiến của thời đại.

Sự nghiệp của ông chủ yếu thuộc lĩnh vực học thuật và văn hoá. Các sách ông biên soạn trước năm 1931 như: Lịch sử các học thuyết kinh tế, Tôn giáo là gì? Dân tộc học là gì?...

Năm 1932, ông nổi tiếng với bộ Hán - Việt từ điển, tiếp đó là cuốn Pháp - Việt từ điển.

Năm 1938, cuốn Việt Nam văn hoá sử cương ra đời giới thiệu toàn cảnh lịch sử Văn hoá Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn hoá cứu quốc Trung Bộ, Giáo sư Đại học Văn khoa tại Hà Nội. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12/1946), ông đảm nhận nhiều công tác văn hoá và giáo dục quan trọng ở Trung ương và Liên khu IV (Uỷ viên Chi hội văn nghệ kháng chiến; Trưởng ban Văn - Sử - Địa thuộc Bộ Giáo dục; Giáo sư trường Dự bị đại học và Trường Sư phạm cao cấp Liên khu IV).

Từ nấm 1955 - 1960, ông là Chủ nhiệm khoa Sử Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó làm chuyên viên Viện Sử học thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam. Ông có công lao to lớn trong việc đào tạo cán bộ nghiên cứu Sử học Việt Nam. Đây chính là giai đoạn học giả Đào Duy Anh có những công trình quan trọng về sử học, văn học, văn bản học.

Cuốn Cổ sử Việt Nam (1955), được Viện Phương Đông Liên Xô (trước kia) dịch in. Năm 1957, công trình đó được bổ sung thành Lịch sử cổ đại Việt Nam, được Viện Khoa học Trung Quốc dịch in năm 1959 tại Bắc Kinh. 

Trong những năm từ 1960 đến 1970, ông dịch, hiệu đính chú giải nhiều bộ sách lớn về văn hoá, sử học như: Lịch triều hiến chương loại chí lục của Lê Quý Đôn, Ức Trai thi tập, Quốc âm thu tập của Nguyễn Trãi, Thơ chữ Hán của Nguyễn Du... Ngoài ra ông còn biên khảo chữ nom - nguồn gốc, cấu tạo,, diễn biến, dịch Khoá hư lục của Trần Thái Tông...

Năm 1974, ông cho ra mắt bạn đọc Từ điển truyện Kiều, cuốn từ điểm tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam. Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức mang tính bách khoa và khoa học xã hội - nhân văn, ông là một nhà sử học lớn, một nhà văn hoá lớn đã để lại một đi sản đồ sộ với nhiều trước tác trên các lĩnh vực Từ điển, Ngôn ngữ, Văn hoá, Văn học đến Sử học, Khảo cổ học, Văn bản học, Dân tộc học, Địa lý... Năm 2000 Giáo sư Đào Duy Anh được Nhà nước truy tặng giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tài năng trẻ của Việt Nam đạt giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế
    Tài năng trẻ Nguyễn Đức Kiên, học sinh của Học viện Âm nhạc quốc gia vừa giành giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế Fujairah lần thứ 06 tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).
  • Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng
    Làng Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử phát triển nghề mộc truyền thống và nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nhân dân và du khách lại có cơ hội tham gia vào một sự kiện mang đậm bản sắc văn hóa, đó là Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Chiếu miễn phí phim "Hồng Hà nữ sĩ" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và mừng Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) tổ chức Đợt chiếu phim đặc biệt nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
  • "Quận Ba Đình luôn phấn đấu giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa và yên bình giữa lòng Thủ đô"
    Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa được Quận ủy đăng tải, lấy ý kiến góp ý nhân dân để trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII. Trong Dự thảo, Quận ủy Ba Đình nhấn mạnh: “Phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quận Ba Đình không ngừng phấn đấu để trở thành quận văn minh, hiện đại, giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, và yên bình giữa lòng Thủ đô”.
  • [Inforgraphic] Kinh tế - xã hội TP Hà Nội tháng 1/2025
    Theo Cục thống kê Hà Nội, trong tháng 1 đầu năm 2025 khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 39,7%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,8%, thu ngân sách tăng 31,3% so với cùng ký năm 2024... là những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong tháng đầu tiên của năm mới 2025.
  • Bước mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bước mùa của tác giả Dương Văn Lượng.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO