Phố Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

29/06/2017 16:33

Phố Cửa Nam dài 244m, rộng 12m. Từ đầu phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn (số nhà 15).

Phố Cửa Nam dài 244m, rộng 12m.

Từ đầu phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn (số nhà 15).

Có tên gọi Cửa Nam là do ở gần Cửa Đông Nam của thành Thăng Long đời Nguyễn. Vị trí cửa thành này nay là ngã tư đường Trần Phú - Tôn thất Thiệp. Còn vị trí của cửa thành dương mã (mang cá) bảo vệ cho cửa Đông Nam này là ngã ba phố Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông Lờ (đoạn đường xe lửa chạy ở phía sau phố Tống Duy Tân chính là cạnh phía Đông của mang cá, cong cạnh phía Tây là đoạn cuối của đường Điện Biên Phủ).

Phố Cửa Nam nguyên là đất của thôn Yên Trung thượng, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) huyện Thọ Xương cũ. Đình của thôn này ở số nhà 47, thờ thánh Tản Viên. Còn chùa của thôn này ở số nhà 94 phố Hai Bà Trưng, quen gọi là chùa Thiên Phúc. Đối với lịch sử chống Pháp của Thủ đô, phố Cửa Nam có một số nhà đáng ghi nhớ. Đó là nhà số 20, vốn là hàng Cơm của vợ chồng ông Sáu Tĩnh, trong thời gian đầu năm 1908 từng là nơi hội họp của những người lãnh đạo chủ chốt cuộc đầu độc lính Pháp nổ ra ngày 27/6/1908. Thời Pháp thuộc có tên là phố Nây-rê (rue Neyret), năm 1945 đổi thành phố Cửa Nam, năm 1949 và 1951 vẫn giữ nguyên tên phố Cửa Nam.

Ngày 22/12/1894, một đám cháy lớn đã thiêu trụi 50 căn nhà tranh ở góc tam giác, nơi giao nhau của 3 phố Teinturier (phố Thợ Nhuộm), phố Coton (phố Hàng Bông) và phố Camps des Lettrées (phố Tràng Thi). Những ngôi nhà bị cháy là nhà của những người chuyên làm đồ hàng mã để thờ. Chính quyền đã Thành phố đã ra lệnh cấm làm lại nhà trên khu đất ấy và đã xây dựng nên quảng trường Neyret (vườn hoa Cửa Nam ngày nay). 

Đầu phố Cửa Nam ngày nay có vườn hoa Bách Việt, đó cũng là một nơi có Liên quan tới lịch sử (xem mục Bách Việt). Cuối phố có chợ Cửa Nam là một chợ có từ lâu, chậm nhất có từ đầu thế kỷ XIX. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần Quốc dụng chi có ghi rằng vào đời Gia Long (1801 - 1820) thuế chợ Cửa Nam hàng năm là "310 quan tiền và 100 tấm da trâu bò"

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • [Podcast] Bánh đa kê – Thức quà vặt trứ danh của người Hà thành
    Trong bao nhiêu thức quà của Hà Nội, có một món bánh giản dị đến mức nếu bạn lướt qua vội, sẽ dễ dàng bỏ quên. Nhưng nếu đã từng thử, hẳn sẽ không thể nào quên được cái ngọt bùi, dẻo thơm, giòn tan của món bánh ấy, đó là bánh đa kê.
  • Kết nối việc làm mỗi ngày: Bài 2- Doanh nghiệp cần người, trung tâm sẵn sàng kết nối
    Trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc, tăng tốc phát triển, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một trong những “nút thắt” mà nhiều doanh nghiệp gặp phải chính là bài toán nhân lực – tìm đúng người, đúng kỹ năng trong khoảng thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí. Thay vì loay hoay trên các nền tảng tuyển dụng, không ít đơn vị đã tìm thấy lời giải tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – nơi đang trở thành “cầu nối vàng” giữa doanh nghiệp và người lao động.
Đừng bỏ lỡ
Phố Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO