Phố Chu Văn An, quận Ba Đình, Hà Nội

13/06/2017 11:29

Phố Chu Văn An dài 504m, rộng 12m. Từ đường Điện Biên Phủ đến phố Nguyễn Thái Học cắt ngang các phố Lê Hồng Phong, Trần Phú.

Đây nguyên là phần đất trong khu vực nội thành của thành Thăng Long (đời Nguyễn). Đối chiếu với bản đồ Hà Nội do Babon vẽ năm 1885 thì phố Chu Văn An ngày ấy đã là một con đường nối hành cung với kho lương.

Thời Pháp thuộc là đường số 54 (voie N054), năm 1909 được đặt tên là đại lộ Na-xi-ô-nan (avenue Nationale), năm 1919 đổi tên thành đại lộ Van Vô-lăng-hô-văng (Avenue Van Vollenhoven), năm 1928 đổi tên thành phố Destenay, năm 1945 đổi thành phố Nhâm Diên, năm 1949, 1951 gọi là đại lộ Chu Văn An.

Nay là phố Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Chu Văn An (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, người xã Quang Liệt (nay là xã Thanh Liệt), huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đỗ thái học sinh trong đời Trần Anh Tông (1293 – 1314) nhưng ông không ra làm quan, ở nà dạy học, có nhiều học trò nổi tiếng như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát… Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) vời ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Sang đời Dụ Tông (1341 – 1369), bọn quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng sớ xin chém 7 tên gian nịnh không được bèn từ quan về ẩn tại núi Phượng Hoàng, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Dương) cho đến khi mất. Ông có tập thơ Tiều Ẩn thi tập. Vua Trần cho thờ ông ở Văn Miếu.

Hiện nay ở thôn Huỳnh Cung (cạnh Quang Liệt) huyện Thanh Trì, có di tích nền nhà dạy học của ông. Ở làng quê Quang Liệt có đền thờ ông. Ở khu vực nội thành, cho tới trước ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1046) tại chỗ này là số 3 Trần Xuân Soạn là ngôi đình làng Phương Viên có thờ Chu Văn An làm Thành hoàng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dấu ấn đời lính, dấu ấn cuộc đời
    Hiếm có người nào gần như dành trọn cả cuộc đời mình một cách can trường, quả cảm, làm nên một “biên niên sử” bằng thơ - cũng là “biên niên sử” cuộc đời như Nguyễn Văn Á.
  • TP Hồ Chí Minh công bố, trưng bày 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu
    Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng thời trưng bày 50 tác phẩm tiêu biểu này tại Nhà Văn hóa Thanh niên (Phường Bến Nghé, Quận 1) từ ngày 26/4/2025.
  • “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”: Kí ức nghệ thuật giữa lửa đạn chiến tranh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”. Đây là một art book gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm do Sherry Buchanan và Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ sang tiếng Việt.
  • Liên hoan Yosakoi Việt Nam 2025: Giao thoa văn hóa, gắn kết tình hữu nghị Việt - Nhật
    Trong hai ngày 26 và 27/4/2025, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) và Trung tâm thương mại AEON Mall Hà Đông (Hà Nội), Liên hoan Yosakoi Việt Nam 2025 với chủ đề “Giao thoa văn hóa – Lan tỏa năng lượng – Gắn kết tình hữu nghị” đã diễn ra sôi động. Sự kiện quy tụ 12 câu lạc bộ Yosakoi đến từ Việt Nam và Nhật Bản, mang đến những màn trình diễn rực rỡ sắc màu, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
  • Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030
    UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 25/4 về việc thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030".
Đừng bỏ lỡ
Phố Chu Văn An, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO