Phố Bế Văn Đàn, quận Hà Đông, Hà Nội.

08/06/2017 11:20

Phố Bế Văn Đàn dài 700m, rộng 7m. Từ phố Nguyễn Thái Học (Ngân hàng Hà Đông) chạy qua cửa Bệnh viện Đa Khoa Hà Đông, ngoặt hình thước thợ đến đường Quang Trung (số nhà 172).

Bế Văn Đàn (1931 – 1954) người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cảo Bằng. Bố mất sớm, hai mẹ con sống côi cút, rất cực khổ. Lớn lên, muốn vào bộ đội đánh giặc, ông phải trốn mẹ ra đi (1949).

Ông tham gia hầu hết các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, trên đường đi chiến dịch, đơn vị ông nhận được lệnh cáp tốc lên Lai Châu chặn địch đang chuẩn bị rút về Điện Biên Phủ. Đại đội ông đã kịp thời tiêu diệt địch ở Mường Pồn. Nhưng ngay sau đó, máy bay địch kéo tới oanh tạc, phối hợp với quân bộ của chúng bao vây nơi ta đóng quân.

Khi bọn giặc xông lên, khẩu trung liên của một chiến sĩ do tầm súng quá thấp nên không bắn tới địch, Bế Văn Đàn đã vụt nhảy lên kê súng lên lưng và hay tay nắm chắc càng súng, giục đồng đội bắn chặn địch. Bị đạn địch bắn trúng vai ngã nhào, khi tỉnh dậy ông lại kêu đồng đội kê súng lên lưng mình tiếp tục bắn. Bế Văn Đàn ngã xuống chiến trường, quân ta thừa thắng xông lên tiêu diệt địch. Ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phố này được hình thành trong giai đoạn đầu xây dựng thị xã Hà Đông. Bao gồm khu vực nhà thương làm phúc được xây đựng từ năm 1910 (nay là Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) và khu vực sân bay Hà Đông. Sau năm 1954 đổi tên thành phố Bế Văn Đàn.

Nay thuộc phường Quang Trung, quận Hà Đông.

Đoạn từ phố Nguyễn Thái Học đến cổng trường PTTH Trần Đăng Ninh được đặt tên từ năm 1955 (dài 500m). Đến tháng 3/2000 được điều chỉnh nối dài thêm 200m đoạn từ trường PTTH Trần Đăng Ninh (số nhà 90 phố Bế Văn Đàn) đến điểm tiếp giáp Quang Trung.

Phố có 7 ngõ:

- Bên phải số chẵn có 5 ngõ: đánh số 2, 4, 6, 8, 10.

- Ngõ số 2, 4 đi vào tập thể Trường Y.

- Ngõ số 6 đi vào tập thể Đông y.

- Ngõ số 8 đi vào khu tập thể Trường Trần Đăng Ninh.

- Ngõ số 10 đi vào khi tập thể Sở Công nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Tuần phim kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước chiếu miễn phí phục vụ Nhân dân
    Tuần phim kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do Điện ảnh quân đội thực hiện chiếu miễn phí phục vụ khán giả sẽ diễn ra từ ngày 22 - 25/4 tại Hà Nội.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Học sinh trường Tiểu học Tây Tựu A hào hứng tham gia ngày hội văn hóa đọc sách
    Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, ngày 21/4, trường Tiểu học Tây Tựu A (Hà Nội) đã tổ chức ngày hội đọc sách với chủ đề “50 năm đất nước nở hoa”, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Nestlé kỷ niệm 30 năm thành lập, khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam
    Nestlé vừa kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, công bố tăng vốn đầu tư thêm gần 1.900 tỉ đồng mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.
Đừng bỏ lỡ
Phố Bế Văn Đàn, quận Hà Đông, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO