Thế giới điện ảnh

Phim "Làm giàu với ma" công chiếu ở nhiều nước trên thế giới

Nguyễn Lâm 11:31 28/10/2024

Bộ phim Làm giàu với ma trở thành đại diện cho hạng mục Global Features (phim quốc tế hay nhất trong chương trình Tính năng toàn cầu) công chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Jakarta Film Week 2024 từ ngày 13/11 đồng thời khởi chiếu tại 11 quốc gia/vùng lãnh thổ khác như Australia, New Zealand, Mỹ, Philippines...

o0db41me.png
Phim "Làm giàu với ma" công chiếu ở nhiều nước trên thế giới

Sau 2 tháng ra rạp Việt và thu về 128 tỷ đồng, phim “Làm giàu với ma” (Betting with ghost) được chọn đại diện cho Việt Nam tham dự Liên hoan phim quốc tế Jakarta Film Week 2024 tại Indonesia.

Đây là sự kiện được Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Jakarta khởi xướng vào năm 2021, nhằm hỗ trợ và phục hồi ngành công nghiệp điện ảnh sau đại dịch COVID-19 tại Indonesia.

Tại Liên hoan, “Làm giàu với ma” được chiếu chính thức trong hạng mục Global Features, dành cho các phim quốc tế hay nhất.

Ngoài việc được công chiếu tại liên hoan phim, tác phẩm cũng được phát hành ở các cụm rạp tại Indonesia từ ngày 13/11. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cho biết phim còn khởi chiếu tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Úc, New Zealand... và sắp tới là Campuchia (28/10), Thái Lan (14/11), Malaysia (21/11), Brunei (21/11), Lào (5/12)...

"Làm giàu với ma" là phim điện ảnh về chủ đề tâm linh, tình cảm gia đình, có sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng: NSƯT Hoài Linh (vai ông Đạo), Tuấn Trần (vai Lanh), Diệp Bảo Ngọc (vai ma Na).

Nhà sản xuất và đạo diễn cũng thông báo sẽ thực hiện “Làm giàu với ma” phần 2 vào năm sau. Dự kiến phim sẽ khởi chiếu vào dịp 2/9/2025./.

Bài liên quan
  • Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững "Lên tiếng cho mai sau"
    Diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) từ 30/10-3/11, Liên hoan giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội.
(0) Bình luận
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Ra mắt "Cải mả" - Bộ phim điện ảnh nói về tục cải táng
    Phim lấy cảm hứng từ nghi lễ cải táng — một nét tín ngưỡng lâu đời trong văn hóa Việt. Đây là nghi thức gia đình tiến hành cải táng cho người đã khuất sau nhiều năm an táng để cầu mong linh hồn được siêu thoát, an yên, đồng thời mang lại bình an và may mắn cho con cháu.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Tuần phim Nga sắp diễn ra tại Hà Nội
    Tuần phim Nga tại Việt Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/6/2025 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Hà Nội. Các bộ phim có nội dung ca ngợi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, về nền văn hóa rực rỡ và quá khứ huy hoàng của nước Nga.
  • NSND Bành Bắc Hải: Người thổi hồn vào âm thanh điện ảnh Việt
    Ngay từ khi ra đời, các loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ thế hiện của riêng mình. Với điện ảnh, ngôn ngữ thể hiện chính là hình ảnh và âm thanh. Thực tế cho thấy, thành công của một bộ phim không thể thiếu sự đóng góp quan trọng của nghệ sĩ làm âm thanh. Âm thanh và âm nhạc khi được sử dụng hợp lý sẽ giúp các nhân vật thể hiện chiều sâu nội tâm, dẫn dắt cảm xúc người xem một cách tự nhiên, đồng thời góp phần gia tăng ấn tượng, tình cảm của khán giả đối với bộ phim. Giữa những nghệ sĩ thầm lặng tạo nên sức sống cho điện ảnh, đạo diễn âm thanh - NSND Bành Bắc Hải nổi bật với danh xưng “phù thủy âm thanh”.
  • “Địa đạo” - Tái hiện ký ức chiến tranh hào hùng
    Sau hơn một thập kỷ ấp ủ từ ý tưởng tới hiện thực, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên vừa cho ra mắt tác phẩm mới “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”. Bộ phim kể lại cuộc sống và chiến đấu cam go của 21 chiến sĩ du kích Bình An Đông dưới lòng đất Củ Chi năm 1967. Từ năm 2014 đến 2016, đạo diễn đã tiến hành viết kịch bản cho bộ phim “Địa đạo” với tâm niệm “Củ Chi đã chọn mình, không được phép từ chối!”. Đó là mong muốn trở về với cội nguồn bi tráng của dân tộc và đặt câu hỏi về những giới hạn con người bị đẩy tới trong khói lửa.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • Hà Nội phát lệnh báo động lũ trên sông Cầu, Cà Lồ
    Trong hai ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2025, Ban Chỉ huy PCTT và CNCH Thành phố Hà Nội lệnh Báo động lũ trên sông Cầu và sông Cà Lồ...
Đừng bỏ lỡ
Phim "Làm giàu với ma" công chiếu ở nhiều nước trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO