Thế giới điện ảnh

Phim điện ảnh "Mưa đỏ": Khúc tráng ca Thành cổ bất diệt

Duy Minh 06/07/2024 19:27

Những thước phim sinh động, chân thực nơi chiến trường tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị sẽ được tái hiện trong dự án phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ”. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của Điện ảnh Quân đội nhân dân trong 10 năm trở lại đây.

jg44bb7h.png

Bộ phim hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025) và các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội năm 2025.

Kịch bản phim truyện điện ảnh Mưa đỏ được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Chu Lai. Tiểu thuyết lấy bối cảnh chính là cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972, ở cả hai bên chiến tuyến. Xen lẫn những trang miêu tả cuộc chiến ác liệt là sự bình yên, lãng mạn đầy chất thơ của tình yêu nảy mầm trong lửa đạn và tình thân, tình đồng đội ấm áp. Tác phẩm của nhà văn Chu Lai đã bước lên sân khấu kịch, sân khấu chèo, trước khi được chuyển thành thành phim điện ảnh.

Phim Mưa đỏ được trao cho NSƯT Đặng Thái Huyền - nữ đạo diễn thành công trong mảng đề tài chiến tranh và hậu chiến với những phim như Người trở về, Mười ba bến nước, Vũ khúc ánh trăng, Đất lành, Nơi ta không thuộc về,…

Bộ phim phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Đồng thời, bộ phim cũng ca ngợi khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất và tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Đặc biệt hơn so với các bộ phim trên, Mưa đỏ là bộ phim chiến tranh có quy mô lớn nhất của đơn vị trong 10 năm trở lại đây. Đồng thời, đây là dự án phim truyện điện ảnh đầu tiên được đơn vị đầu tư xây dựng, phục dựng bối cảnh trên phim trường với diện tích gần 50ha.

Quá trình làm phim huy động sự tham gia, phối hợp của các quân binh chủng trong quân đội, cùng nhiều vũ khí, trang bị, đạo cụ, phương tiện phục vụ cảnh quay với số lượng nhân sự tham gia lên tới hàng nghìn người.

Việc tái hiện bối cảnh lịch sử và không khí hào hùng của thời đại trong khuôn khổ một bộ phim hơn 100 phút, đòi hỏi những tiêu chuẩn rất cao. Hình tượng nhân vật, kết cấu kịch bản, phục trang, đạo cụ, cho đến từng chi tiết trong phim đều phải được thiết kế thật tỉ mỉ, sắc nét và chặt chẽ, đúng với lịch sử.

Mưa đỏ có nhiều cảnh chiến tranh, đòi hỏi đảm bảo hiệp đồng tốt giữa các bộ phận. Bối cảnh phần lớn được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị. Một số điểm quay khác được bố trí ở Thừa Thiên - Huế, Hà Nội và Paris (Pháp).

Bộ phim có thời lượng từ 110 đến 120 phút, phim được triển khai từ tháng 4/2024 đến tháng 7/2025./.

Bài liên quan
  • Khởi động dự án phim truyền hình “Vì tình yêu Hà Nội”
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Đài Hà Nội đã khởi động dự án phim truyền hình đặc biệt mang tên “Vì tình yêu Hà Nội”. Dự án phim cũng đang tìm kiếm những gương mặt diễn viên phù hợp để triển khai dự án series phim truyền hình dài tập...
(0) Bình luận
  • Công chiếu toàn quốc phim tài liệu về bóng đá nữ Việt Nam
    Bộ phim tài liệu “Bóng Đá Nữ Việt Nam, Chuyện lần đầu kể” do đạo diễn Nguyễn Thị Thắm thực hiện được công chiếu tại 52 cụm rạp toàn quốc bắt đầu công chiếu từ ngày 18/10/2024.
  • "The Kid" trở lại với trẻ em Hà Nội
    Vào lúc 15h00 thứ Bảy 19/10/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) phối hợp cùng Chùm Nho Cinema mang đến sự kiện chiếu phim cho trẻ em với bộ phim trăm tuổi “The Kid” (Đứa trẻ).
  • Phim được đề cử Oscar 2024 mở màn Liên hoan phim Đức tại Hà Nội
    Liên hoan phim Đức: KinoFest là Liên hoan phim thường niên của Viện Goethe tại Đông Nam Á dành cho điện ảnh đương đại Đức. Sau thành công của hai mùa liên hoan trước vào năm 2022 và 2023, KinoFest 2024 sẽ chính thức quay trở lại Việt Nam trong tháng 10. Khán giả có thể thưởng thức các tác phẩm tại các rạp chiếu phim và địa điểm công cộng ở: Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Lạt, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ.
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Chiếu miễn phí phim “Đào, phở và piano” dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), phim Đào, phở và piano sẽ được chiếu miễn phí tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).
  • "Đào, phở và piano" tham dự giải Oscar
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim: Đào, Phở và Piano (Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất), đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phim điện ảnh "Mưa đỏ": Khúc tráng ca Thành cổ bất diệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO