Phạm Thị Như Thúy

Phạm Thị Như Thúy| 23/10/2020 16:12

Sinh năm 1971, hiện sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh. Có thơ đăng trên báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh

Phạm Thị Như Thúy

Rủ anh về 

Em rủ anh về
có được không, nơi rừng sim trùng trùng như thảm
đường ngoằn nghèo lụa vắt ngang mây.

Bước chân đi gập ghềnh
đá ong, đá cuội, 
theo tháng ngày quen rồi ngỡ phẳng nhẹ êm nhung.

Lảng bảng khói chiều
cánh chim về ấm tổ, tiếng cha khúc trầm bản nhạc
đưa nôi.

“Lớn lên rồi
nhớ giọt mồ hôi con mặn chát
mái tóc két mùi đỉnh núi trung du”.

Vết chân đau 
chưa liền lại rách, 
viên sỏi vô tình tại bước chân non.

Em rủ anh về,
có được không, nơi chiều xuống mây cũng vào 
ngang cửa
ngủ chung người trong cả giấc mơ.

Lớn lên cùng,
mây ướm vào da thịt
theo tháng ngày nên chẳng thể quên nhau.

Vạt cỏ, vòm cây
tiếng chim gù “bắt cô trói cột”
em buộc lòng mình, buộc được anh không!

Sông Đà cong
khúc khủy, đá ghềnh
nước trong veo soi đáy lòng của cát
nước cạn rồi, cát phơi mình cháy bỏng giữa mênh mông.

Em rủ anh về
có được không, làng trung du ở xen cùng đồi sắn
lối đi vào ngập trắng những ngàn hoa
cúc xuyến chi, sim, mua màu tim tím
những cành nghiêng vươn sát cạnh lối mòn.

Làng em đấy
chông chênh nhiều kỷ niệm
nồng nàn như rượu mới vừa xong
nhớ lời ca mắc nợ một câu hò.

Em rủ anh về có được không!.

Năm trước mùa thu  

ga Hàng Cỏ đêm cuối thu năm trước, 
trải nghiệm tàu, nuôi dưỡng tình yêu.

hẹn với nhau đi giữa trời Hà Nội,
một chút heo may se lạnh đủ ôm người.

hôn vội vã lời yêu chưa kịp ngỏ, 
thời gian hun hút bỏ quên thề. 

mà nguyên đấy mùa thu như ở giữa
tiếng cười giòn tha thiết cuộc tình không.

ừ lạnh đấy, khăn quàng anh ấm cổ
không hứa gì, 
chỉ để yêu thôi. 
(0) Bình luận
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chiến sỹ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chiến sỹ Điện Biên của tác giả Vũ Lan Phương.
  • Mùa xuân Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa xuân Điện Biên của tác giả Nguyễn Địch Long.
  • Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên của tác giả Lương Sơn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Phạm Thị Như Thúy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO