Nữ họa sĩ của miền rừng núi

Tuyết Minh| 11/11/2022 05:53

Tháng 10/2018, trong lần tham gia Trại sáng tác văn học nghệ thuật do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức tại Đà Lạt, tôi có dịp làm quen với họa sĩ Hoàng Kim Tiến. Sau này gặp gỡ và trò chuyện nhiều hơn, tôi lại càng hiểu và trân trọng hơn niềm say mê dành cho hội họa của nữ họa sĩ.

Họa sĩ Kim Tiến sinh ra và lớn lên ở làng cổ Phù Lưu, Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn (nay thuộc thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Cuộc đời chị bôn ba khá nhiều nơi. Năm học lớp 6 chị đã theo gia đình rời quê lên Lào Cai. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị vào học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc họa Trung ương. Tháng 1/1975, sau khi tốt nghiệp chị xin trở lại Lào Cai, dạy học tại trường Dân tộc nội trú huyện Mường Khương - mảnh đất chị yêu và luôn coi là quê hương thứ hai của mình. Cuối năm 1978, chị được chuyển sang công tác tại ngành Văn hóa tỉnh Lào Cai. Đến năm 1984, chị tiếp tục được điều động về tỉnh Yên Bái.

hoa-si-kim-tien.jpg
Họa sĩ Hoàng  Kim Tiến

Cả tuổi thanh xuân tươi đẹp của nữ họa sĩ Hoàng Kim Tiến đã dành trọn cho vùng cao Hoàng Liên Sơn… Hằng ngày phải đối mặt với bao khó khăn nhưng chị vẫn say nghề, vẫn đam mê, vẫn lao động bền bỉ và vươn lên học tiếp đại học, thật đáng trân quý. Chính cuộc đời gắn bó với nơi đây đã làm tiền đề cho những sáng tác của nữ họa sĩ.

Kim Tiến vốn đam mê hội họa từ nhỏ, cứ có thời gian là lại lấy giấy bút ra miệt mài vẽ mà không biết chán. Thế rồi duyên may đã đến, năm 1987 chị thi đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1991, sau khi tốt nghiệp, chị được phân công về dạy tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Hiện nay chị là hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội và Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Từ khi quen biết chị dường như lúc nào tôi cũng thấy chị miệt mài vẽ. Chị vẽ bất cứ khi nào, bất kỳ đối tượng nào và chị đam mê vẽ như cuộc sống cần hơi thở. Xem tranh của chị như lạc vào mê cung của những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Phụ nữ, phong cảnh và hoa trên vùng cao cũng như ở đồng bằng trong tranh của chị đều có vẻ đẹp đôn hậu, thanh tao, gần gũi, thân thương rất Việt Nam. Các tác phẩm của chị trong các cuộc triển lãm luôn in đậm dấu ấn nơi chị sinh ra và lớn lên; nơi chị sống và làm việc; và các chuyến đi thực tế sáng tác dài ngày ở Tây Nguyên, Tây Bắc cũng như mọi miền của Tổ quốc.

Là họa sĩ được đi nhiều vùng miền, hiểu nhiều về cuộc sống của vùng cao nên tranh của chị rất phong phú, sống động… Các tác phẩm của chị thường kết hợp giữa kỹ thuật hội họa phương Tây với truyền thống hội họa Việt Nam một cách tinh tế, khéo léo. Chính vì vậy, tranh của chị vừa mộc mạc, dung dị, giàu chất thơ vừa dí dỏm, gần gũi, sẻ chia. Mỗi chất liệu đều có vẻ đẹp đặc thù riêng đã góp phần làm tác phẩm trở nên sinh động, cuốn hút… Anh chị em trong giới mỹ thuật thường gọi chị một cách thân quen là “nữ họa sĩ của miền rừng núi”.

dam-cuoi-nguoi-dao.jpg
Đám cười người Dao - Tranh của họa sĩ Kim Tiến

Nữ họa sĩ Kim Tiến thường xuyên có tranh tham dự các cuộc triển lãm theo nhóm hoặc cá nhân, do Hội Mỹ thuật Hà Nội cũng như Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức. Cho đến nay, chị đã trình làng 4 cuộc triển lãm cá nhân vào các năm 1997, 2008, 2013 và 2018 ở Thủ đô Hà Nội. Qua các cuộc triển lãm, chị đã khẳng định “chỗ đứng” trong giới mỹ thuật với các tác phẩm được thể hiện trên nhiều chất liệu như: sơn dầu, bột màu, sơn mài, acrylic và lụa.

Tranh của chị luôn có sức hút, hấp dẫn bởi những sắc màu rực rỡ; quyễn rũ bởi đầy chất thơ như thực như mơ thật ấn tượng. Có thể kể tới các tác phẩm: Hội làng Phù Đổng (Sơn mài), Điện Biên Phủ trên không (Acrylic), Đám cưới người Dao (Bột màu), Hoa cúc trắng (Bột màu), Người Kinh Bắc (Lụa), Nữ sĩ Tuyết Minh (Lụa)…

hoi-lang-phu-dong-2-(1).jpg
Hội làng Phù Đổng - Tranh của họa sĩ Kim Tiến.

Những bức vẽ không chỉ sống động, nhẹ nhàng, lắng đọng, gần gũi với cuộc sống đời thường mà còn mang đậm triết lý nhân văn. Chị đã thành công bởi cái nhìn tinh tế, không cầu kỳ mà bằng tình cảm bình dị, giàu lòng nhân ái rất nữ tính.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Triển lãm tài liệu lưu trữ cá nhân của 8 văn nghệ sỹ gạo cội
    Sáng 21/5, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức tọa đàm và triển lãm về tài liệu xuất xứ cá nhân giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ của 8 văn nghệ sỹ gạo cội.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nữ họa sĩ của miền rừng núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO