Nụ cười hạnh phúc

Lê Thị Xuyên| 19/07/2019 09:40

Chủ nhật này mẹ tao sẽ cho tao xuống phố chơi đấy. - Hè này, mẹ tao hứa sẽ cho tao về ngoại. Thằng Phan và thằng Xô khoe với nhau niềm vui vì có mẹ. Chúng liếc nhìn Thương bằng cặp mắt đồng cảm: - Mẹ mày mất rồi. Ba thì đi làm ăn xa. Bà ngoại mày thì già yếu. Tội mày. Phan bảo.

          - Ừ. Nghe mẹ tao bảo, mẹ thằng Thương qua đời lâu lắm rồi. Xô thêm vào.

          - Không. Mẹ mình vẫn ở đây, vẫn ở trong này này. Thương chỉ tay vào túi áo đã tuột đường chỉ đến phân nửa, nói.

          - Mày nói sao…? Mẹ mày… Không thể nào. Hai đứa kia vừa ngạc nhiên vừa nhìn nhau cười. Nhưng thấy Thương cứ khư khư giữ lấy túi áo trước ngực, chúng tò mò, bước lại gần:

          - Đây này… Mẹ mình đây này. Thương lôi ra một tấm ảnh nhỏ. Người trong ảnh đích thị là mẹ nó. Mẹ đang bế nó hồi nó 1 tuổi. Mẹ nhìn nó trìu mến, môi cười tươi như hoa. Nó nâng niu tấm ảnh lấy từ chiếc hộp gỗ ngoại nó giấu kĩ trong đáy tủ. Nó giấu, định bụng sẽ giữ riêng một mình nó biết. Nhưng vì tụi thằng Phan, thằng Xô đang nói về mẹ chúng. Thương cũng muốn khoe về mẹ nên nó quyết định phá bỏ lời hứa ban đầu.

          - Ôi! Đây chỉ là một bức ảnh. Ừ… thì mẹ mày trong ảnh. Nhưng giờ… mẹ mày đã qua đời rồi.

          - Không. Mẹ mình vẫn ở đây. Thương đứng phắt dậy, mắt trừng nhìn hai đứa bạn cùng tuổi, bỗng dưng nước mắt ròng ròng. Nó quay ngoắt, chạy một mạch về phía con đường hun hút, hai bên toàn cỏ gianh tốt um, đôi chân trần dẫm trên lớp sỏi lởm chởm giữa cái nắng đầu hè gay gắt, tay vẫn khư khư giữ tấm ảnh.

          - Mấy tấm ảnh chụp của mẹ thằng Thương mình nhớ đã giấu kĩ ở cái hộp gỗ, đặt dưới đáy tủ này, sao giờ mất đâu một tấm. Có khi nào… thằng cu Thương… Bà Xa trầm ngâm. Bà đoán già đoán non chuyện về bức ảnh. Đôi mắt già nua của bà lặng lẽ khi nghĩ về số phận của đứa con gái mệnh bạc.

          Chị Mạn, con gái bà Xa lấy chồng từ năm 19 tuổi. Chồng chị là anh Lai, người cùng làng, vốn tứ cố vô thân. Biết là rổ rá cạp lại nhưng bà Xa cũng vui vì anh Lai là người thật thà, hiền lành lại thương vợ. Vợ chồng chị Mạn anh Lái ở chung với bà Xa trong ngôi nhà nhỏ ở cuối làng. Hai vợ chồng làm lụng quanh năm cũng chẳng đủ tiêu. Vì thế, họ chẳng dám nghĩ đến chuyện sinh con. Nhưng sao có thể vì cái đói mà sợ sinh con. Bà Xa phân tích rồi giục con:

 - Nghèo thì nghèo cũng phải có lấy đứa con! Nhà không có tiếng trẻ con lạnh lẽo lắm! Thế rồi chị Mạn cũng mang thai. Làng quê quanh năm hết hạn hán lại lũ lụt, cơm chỉ bữa khoai bữa sắn… Thằng cu Thương chào đời. Nó èo uột, thiếu kí nhưng nhờ sữa khoai sắn mẹ nó ăn nên trộm vía thằng bé cũng có da có thịt. Để có tiền nuôi con, anh Lai phải làm nghề thợ đụng. Nhưng đồng tiền kiếm được cũng vặt vẹo, nhỏ giọt. Cái ngặt cái nghèo đi liền với bệnh tật. Chị Mạn bị ung thư không có tiền chạy chữa. Bệnh chuyển nặng rồi qua đời. Thằng bé Thương khi đó mới lên 3 tuổi.

Nhớ hồi mẹ nó còn sống, nó quấn lấy mẹ như sam. Mẹ nó đi đâu, làm gì, nó cũng bám lấy áo theo đi cho bằng được. Ngày mẹ nó mất, nó chỉ quanh quẩn ngồi bên chứ chẳng chịu đi đâu. Nó nghĩ mẹ chỉ đang ngủ chứ chẳng hề biết rằng nó đã mất mẹ mãi mãi. Nó không khóc cũng chẳng cười. Nó ít nói hẳn, chỉ thích lẳng lặng ngồi một mình, tay chân không buồn nhúc nhích. Bà Xa và anh Lai vì không muốn thằng bé chứng kiến cảnh đưa mẹ nó đi chôn nên lựa khi nó đang ngủ thiếp rồi di quan, dù ngoài trời mưa tầm tã.

          Từ ngày vợ mất, anh Lai gầy sọp hẳn. Bà Xa thì ngày một già cả, thường xuyên đau bệnh. Suốt thời gian đầu, Thương nhớ mẹ, ngày nào nó cũng hỏi bà và ba nó:

- Mẹ đâu rồi? Sao mẹ không về với con? Sao mẹ không chơi với con nữa? Nghe nó hỏi, mẹ con bà Xa chỉ biết nín lặng, quay đi gạt nước mắt.

Thấm thoát cũng 7 năm. Bà Xa nhiều lần khuyên con rể gá nghĩa với người đàn bà có cùng hoàn cảnh trong làng. Bà bảo, lỡ ông trời có gọi bà đi bất chợt, cũng có người thay anh Lai chăm sóc thằng cu Thương. Nhưng anh Lai bảo:

 - Con chỉ muốn sống như thế này thôi, cũng là cách trả nghĩa mẹ thằng Thương và cho con của con một cuộc sống bình yên. Anh Lai quyết định vào Nam làm thuê. Anh để con trai ở nhà nhờ bà Xa chăm sóc. Anh hứa khi nào kiếm được tiền kha khá, anh sẽ về.

          - Thương, có chuyện gì mà cháu ngồi buồn vậy? Nghe giọng bà Xa hỏi, Thương đang ngồi dưới gốc dâu bên bờ giếng, liền len lén giấu tấm ảnh vào trong túi áo, đưa tay quệt vội hàng nước mắt chưa kịp khô, giọng gượng gạo:

          - Dạ. Không có chuyện gì đâu ngoại.

          - Nói cho ngoại biết sao cháu lại buồn? Bà Xa gặng hỏi. Thương nức nở:

          - Cháu nhớ mẹ! Cháu rất muốn gặp mẹ. Các bạn được mẹ dẫn đi học, đón về. Các bạn được mẹ dẫn đi chơi, mua cho thứ này thứ khác. Còn cháu thì… cháu chỉ được gặp mẹ qua ảnh này. Thương từ từ lôi tấm ảnh trong túi áo đưa về phía bà của nó. Bà Xa cầm lấy tấm ảnh, lòng đau như cắt.

          - Cháu ngoại của bà. Đứa cháu tội nghiệp của bà. Bà Xa ôm cháu vào lòng, bà hiểu trái tim bé bỏng của nó đang rất yếu đuối, đang bị tổn thương và rất cần sự chở che, yêu thương. Nó khóc. Bà cũng khóc. Đôi dòng nước mắt đục ngàu của bà lăn xuống kẽ miệng mặn chát.

          - Có ngoại đây. Rồi ba Lai nữa. Ngoại và ba sẽ thay mẹ yêu thương cháu, sẽ bù đắp cho cháu. Bà Xa vỗ nhẹ vào vai thằng bé, giọng đứt đoạn, khẽ khàng. Thương ôm chặt lấy ngoại của nó, tiếng thút thít càng to dần.

          Thương đến trường. Cái áo cọc mặc trên người đã xỉn màu, cái quần đùi cũng cong tớn, đôi dép tổ ong nham nhở vết dính vết hàn, dây vải, đoạn thép níu cột chằng chịt. Hai chân nó lem luốc bùn đất vàng ố. Nó đội trên đầu chiếc mũ tai bèo bạc phếch trước khi vào Nam, ba nó để lại. Mồ hôi nhễ nhại ướt đầm trán và tóc gáy. Tay nó vẫn nắm chặt tập sách, vở, cây bút… Bóng nó nhỏ thó, thui thủi đến tội nghiệp.

          Đoạn đường từ nhà đến trường dài hơn hai cây số, ngày nắng cũng như mưa, Thương đều cuốc bộ một mình. Nắng thì sách vở cầm tay. Mưa thì giấu trong ngực áo. Nhiều hôm đi học về, cả người lẫn sách ướt sũng. Có hôm, Thương sốt li bì. Thương cháu, bà Xa cũng chỉ biết lấy mấy thứ lá quanh nhà nấu nước xông cho nó chứ tiền đâu đưa cháu đến bệnh viện.Thằng bé khổ đã quen nên chẳng bao giờ thấy nó than vãn bất cứ điều gì. Nhiều khi nghĩ, bà Xa lại từ trách số kiếp mình sao cứ mãi nghèo khổ để đến con cháu phải khổ theo.

- Ngoại ơi, ước gì cháu có một cái cặp để đựng sách vở. Mùa mưa đến rồi, mấy cuốn sách bị ướt, dễ bị rách lắm ngoại ạ.

- Ừ… Mùa mưa đến rồi. Bà Xa chỉ biết nhắc lại lời cháu rồi im lặng.

          Anh Lai vào Nam đã hơn nửa năm nhưng vẫn chưa có tin tức gì báo về. Bà Xa đã dò la thăm hỏi người quanh làng làm trong Nam nhưng cũng không một ai gặp anh. Bà đâm lo. Mấy suy nghĩ thoáng qua đôi khi khiến bà chột dạ, lo lắng. Rồi bà lại tự động viên mình. Chắc ba thằng Thương sẽ về thôi.

Mấy bữa nay, Thương hay ngồi một mình. Ngay cả khi đến lớp, Thương  cũng ngồi một mình. Bà Xa tìm gặp cô giáo Nga, cô giáo dạy Thương trên lớp, biết được Thương buồn vì bài văn cô ra tả về chiếc cặp đi học, nó bỏ giấy trắng vì không biết viết như thế nào. Thương đi học về. Nó im lặng. Ngoại nó hỏi, nó lí nhí:

- Cháu không thể làm bài văn tả về chiếc cặp vì... Bà Xa xoa đầu thằng bé. Bà hiểu nỗi buồn trong câu nói ngập ngừng của nó.

Sáng hôm sau, bà Xa ra đầu làng. Bà thấy người ta ngồi tết những sợi dây ni lông thành những chiếc giỏ đựng đồ hết sức xinh xắn. Bà nghĩ, sợi ni lông đan thành giỏ được thì một chiếc cặp từ sợi ni lông cũng sẽ làm được. Ngày xưa bà cũng từng đan làn tre, giỏ tre cho nhà ông Bá trong làng nên bà còn nhớ cách đan. Bà hỏi về giá của một bó sợi ni lông và vui mừng vì nó vừa với túi tiền bà tằn tiện, chắt bóp được. Bà đem về. Suốt đêm đó, bên ngọn đèn dầu, bà tỉ mẩn đan.

- Ngoại ơi, ngoại sao thế?

- Ngoại hơi mệt chút thôi. Ngoại… tặng cháu chiếc cặp này! Bà Xa mỉm cười cầm lấy chiếc cặp có dây đeo làm từ những sợi ni lông màu xanh lam vừa hoàn thành đưa về phía Thương.

- Một chiếc cặp. Ngoại đã đan nó? Vậy là ngoại đã thức cả đêm để làm chiếc cặp này cho cháu đấy ư? Lần đầu tiên trong đời, cháu thấy một chiếc cặp đẹp đến vậy. Thương sung sướng. Nó ôm lấy bà Xa, nói lời yêu thương và cảm ơn bà rối rít. Nó say sưa nghe bà nó kể từng bước để làm chiếc cặp từ những sợi ni lông màu xanh lam. Và nhờ có ngoại nó, bài văn cô giáo Nga giao về, nó cũng đã hoàn thành.

Buổi trưa, khi hai bà cháu đang ăn cơm, người đưa thư đứng ngoài cổng gọi Thương ra lấy thư ba nó gửi về. Nó vui vẻ đọc cho ngoại nó cùng nghe. Trong thư, ba nó báo cuối tháng này sẽ về. Ba còn hứa sẽ mua cho nó một chiếc xe đạp mới để đi học. Thằng bé hạnh phúc, cười híp mí. Nó nói với ngoại nó  rằng tối nay sẽ ngồi viết thư gửi vào Nam cho ba, sẽ khoe với ba về chiếc cặp mới ngoại vừa tặng và hứa với ba sẽ cố gắng học thật tốt.

Chiều hôm ấy, Thương đến trường. Nó vui vẻ hẳn. Bên thằng Phan, thằng Xô và đám bạn trong lớp, nó say sưa kể về chiếc cặp mới, về chiếc xe đạp ba nó hứa sẽ mua... Nó cười… nụ cười lấp lánh niềm hạnh phúc.

(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Festival Huế, Chung kết Hoa hậu Việt Nam được Carlsberg và VietinBank tài trợ hơn 10 tỷ đồng
    Carlsberg Việt Nam và ngân hàng VietinBank đồng hành cùng Thành phố Huế ở các sự kiện Festival Huế 2025 với việc tài trợ hơn 10 tỷ đồng.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nụ cười hạnh phúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO