Niệm khúc

Tháng Mười| 01/05/2020 06:45

Con nghe bài hát "Đời mình là một khúc quân hành" giữa những ngày tháng Tư lịch sử. Dòng nước mắt mặn mòi, nỗi nhớ về cha nghẹn ngào!

Niệm khúc

Con nghe bài hát "Đời mình là một khúc quân hành" giữa những ngày tháng Tư lịch sử. Dòng nước mắt mặn mòi, nỗi nhớ về cha nghẹn ngào!

Kí ức ngày thơ bé là tiếng hát của cha vào mỗi sáng, chiều, bất cứ khi nào cha thấy vui. Tiếng hát đâu hay, chẳng điêu luyện nhưng sôi nổi của người lính năm xưa thường đứng trong "bè" dàn đồng ca cùng đồng đội. Từ ngày đó con đã thuộc và yêu thích lời ca bài "Nhạc rừng", "Lá đỏ"... từ những buổi nghe cha hát như thế. Con nhớ nhất mỗi khi chiếc đài bán dẫn cất lên tiếng nhạc của bài "Cô gái Sầm Nưa" hay "Anh lính tình nguyện và cô gái Lào", cha lại dẻo tay điệu múa Lăm Vông rất nhịp nhàng. Trong lời kể trầm ấm, hào hứng con được biết đến cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, đồng sả hun hút trong chiều tím thẫm, điệu múa của cô gái Lào bên bếp lửa bập bùng... Tuổi trẻ của cha đã để lại nơi chiến trường, những năm tháng hào hùng xanh màu lá của bộ đội tình nguyện trên nước bạn láng giềng...

Người lính của con luôn giữ phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ khi về giữa đời thường. Cha chẳng nề hà bất kì việc gì để chăm sóc gia đình, giúp đỡ họ hàng, bà con láng giềng. Hội cựu chiến binh phường từ khi có cha và các bác cựu chiến binh đã khởi sắc, hoạt động thật sôi nổi, ý nghĩa. Ngày lễ, cha nghiêm trang trong bộ quân phục, lấp lánh huân huy chương trên ngực, rồi bận rộn tập văn nghệ, thổi sáo, múa khèn. Con thấy trước mắt mình hình ảnh những chàng trai cô gái rạng ngời như trẻ lại, đang được sống những ngày "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" năm nào. Đứa trẻ là con quá bé để hiểu niềm vui, hạnh phúc của những con người từng vào sinh ra tử, dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước và giờ đây vẫn được hát khúc quân hành giữa thênh thang hòa bình. Tiếng hát từ kí ức, cho hiện tại và tương lai.

Những ngày nằm trên giường bệnh, chiếc đài là người bạn đặc biệt của cha. Giữa cơn đau, khi tỉnh táo cha vẫn mò mẫm tìm công tắc để nghe chương trình quân đội nhân dân. Các ca khúc nhạc đỏ vẫn vang lên cả trong bệnh viện, nhưng không còn tiếng hát phụ họa của cha. Cha nằm im lặng, thấm thía những ca từ trong từng thớ thịt, hơi thở nhọc nhằn. Tiếng hát đã giữ cha ở lại, bồi đắp niềm tin để cha chiến đấu với bệnh tật, trải qua 13 năm vật vã sau hai lần tai biến. Diệu kì thay!!!

Cha biết không, hôm thanh minh về thăm cha, con đã dừng lại rất lâu nơi cây gạo già đầu xóm. Cây gạo đứng đó từ khi con nhấp nhổm ngồi sau xe cha về quê ngày Tết, là cọc tiêu để đứa trẻ sinh ra ở thị thành không quên dấu dẫn về quê nội. Từ thân cây nứt nẻ, khô sần đã bật lên những bông gạo đỏ thắm thiết tha. Loài hoa rụng xuống vẫn còn nguyên sắc, chẳng bị úa màu. Con nghĩ về cha, người lính của con như thân cây ngỡ già nua, vẫn thao thiết chảy nguồn nhựa sống thiết tha xanh khúc ca với cuộc đời. Chúng con may mắn và tự hào là con của người lính, cha ơi! 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ Ban Quản lý Khu Di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, TP. Hà Nội), cho biết, trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” vừa khai mạc. Trưng bày diễn ra đến hết tháng 9/2024.
  • Bài 1: Vững vàng trên trận tuyến phòng, chống ma túy
    Điện Biên được xác định là một trong những địa bàn trung chuyển ma túy lớn từ khu vực “Tam giác vàng” ra khu vực biên giới Lào - Việt Nam, sau đó vận chuyển về Điện Biên rồi đi sâu vào nội địa tiêu thụ. Trước những tác động của tình hình tội phạm ma túy ở khu vực biên giới của tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, BĐBP Điện Biên đã tăng cường lực lượng, bám nắm các địa bàn trọng điểm, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, từng bước làm trong sạch địa bàn. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đi
  • Đoàn làm phim “Hoàng Hậu Cuối Cùng” làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế
    Công ty TNHH Mar6 Studios làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng”.
Đừng bỏ lỡ
Niệm khúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO