Những viên bi tuổi thơ

Lê Nguyên Khôi| 18/03/2020 14:45

Thời cổ đại, đã có thời kỳ người ta dùng vỏ sò để trao đổi giao dịch mua bán. Vỏ sò như một thứ tiền. Thưở thơ ấu của tôi, những viên bi cũng đã từng được coi là thứ tiền trao đổi như vây. Trị giá của từng loại bi, lệ thuộc vào chất liệu, độ tròn. Tất nhiên rồi, đã là bi thì phải tròn.

Những năm thập kỷ 70, ta có thể dễ dàng mua được những viên bi đất sét qua lửa, sơn nhiều màu xanh đỏ, được bày ở các hàng xén chợ quê, cho đến các chợ thị thành. Những viên bi được nặn bằng tay, dĩ nhiên có nhiều viên méo xẹo, đó cũng là lý do để những lần tiết kiệm được tiền quà sáng, ta đi mua bi, và ngồi rất lâu trước rổ bi ngoài chợ lựa những viên bi tròn trịa.

Những viên bi tuổi thơ
Ảnh minh họa

Chơi bi có mùa, trên lý thuyết thì vào mùa khô, sân bãi khô ráo thoáng đãng. Nhưng có lẽ với lũ trẻ chúng tôi mùa hè vẫn là mùa của những trò chơi . Bởi vì được nghỉ hè không phải đến trường suốt mấy tháng trời.

Khi những chú ve sầu bắt đầu kêu râm ran dưới những tán lá, báo hiệu một mùa bi bội thu. Lũ trẻ chúng tôi bắt đầu lục tìm những chai thủy tinh đựng bi để dưới gầm giường hoặc xó nhà , ở những vị trí có thể tránh xa con mắt kiểm soát của phụ huynh.

Thế giới của bọn trẻ con sống trong những khu nhà tập thể. Luôn có những tay đầu cơ tích trữ và rất tháo vát trong kinh doanh. Món hàng được đem ra trao đổi và kinh doanh đây chính là những viên bi. Theo tỷ giá mà tôi còn nhớ được vào những năm đó, cứ 50 viên bi đất sơn màu, đổi được một viên bi cái đá trắng. 100 viên bi đất đổi được một viên bi cái bằng đá xanh. Riêng loại bi đặc biệt là bi ve ( bi thủy tinh có trái khế nhiều màu ở giữa) thì thực sự là món đồ xa xỉ. Mỗi viên bi ve đẹp đẽ có thể đổi lấy rất rất nhiều bi con bằng đất, kèm thêm một cuốn truyện tranh cũ, cái nạng giàn thun... nhưng cũng còn tuỳ thuộc vào mối quan hệ thâm giao đến cỡ nào giữa các đối tác.

Trò chơi bi, bắt buộc phải có viên bi cái. Những viên bi con bằng đất nặn sơn xanh đỏ chỉ để chung độ và trả nhau khi thắng thua thôi. Viên bi cái là bi ve thi quá chuẩn rồi, nhưng như đã nói trên, không phải đứa nào cũng sở hữu món luxury đó. Chỉ vì vậy, nên chúng tôi phải tự sản xuất những viên bi cái, bắng chất liệu đá xanh.

Vì sao phải làm bi cái bắng đá xanh ? Đơn giản vì nó bền. Ngày xa xưa, vua chúa sống trong cung điện thành quách xây bằng đá xanh trường tồn vĩnh cửu. Vậy hà cớ gì mà những viên bi của lũ trẻ chúng tôi lại không làm bằng đá xanh nhỉCông đoạn sản xuất bi cái chiếm khá nhiều thời giờ, tất nhiên là vào những lúc nhàn rỗi ko phải học bài và giúp việc nhà. Trước tiên, phải chọn đá để làm bi. Đá xanh được chọn kỹ càng không khác gì ông Michenlangelo chọn đá để tạo hình tác phẩm điêu khắc. Đá phải mịn, ko có thớ, để tránh bị nứt vỡ sau này. Nguồn kiếm đá ở những công trường, hay những đoạn đường đang xây dựng. Lựa kiếm những viên đá kích cỡ bằng phân nửa bao diêm, khối vuông. Sau đó về dùng dao , dùng búa ghè đẽo dần cho ra dạng gần thành hình cầu tròn. Thế rồi mài thô cho nhẵn nhụi những góc cạnh. Còn nhớ cảnh hồi đó, một đám túm năm tụm ba ngồi chổng mông vào nhau ở những đầu hồi nhà tập thể, ngồi xì xoẹt mài bi đá trên nền xi măng , lâu lâu lại có thằng lấy tay áo đưa lên quẹt lau mũi xanh thò lò...

Khi viên đá đã tạm thành hình , bây giờ mới bắt tay vào công đoạn gia công tinh sửa, muốn vậy phải có dụng cụ. Đơn giản nhất là hai cái vỏ con ốc nhồi, đập và mài phẳng đít ốc, đặt viên đá vào giữa hai cái trôn ốc, và hai tay xoáy ngược chiều. Vừa xoáy vừa thổi bụi đá bay trắng cả mi mắt, khổ sai lắm. Cuối cùng thì viên bi đá cũng hình thành , tròn trịa và hoàn hảo. Bạn muốn nó bóng bảy hơn ? Cũng đơn giản thôi, tụi tôi kiếm hai cái vỏ lọ thuốc Peniciclin, bôi chút xíu mỡ ăn vào viên bi đá, rồi dùng hai cái miệng vỏ lọ thuốc đó xoáy viên bi một chập nữa. Xong ! Tiếp tục chặng khổ sai cực hình để sản xuất viên tiếp theo. Xin đừng nản chí, bởi vì mỗi viên bi đá đổi được 100 viên bi con.

Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ tiếng xoáy bi đá ken két lẫn trong tiếng ve kêu ram ran, những buổi trưa hè tuổi ấu thơ...

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Những viên bi tuổi thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO