Những tỷ phú nông dân thời 4.0

HNM| 09/11/2020 09:06

Làm nông nghiệp không giàu nhanh như nghề khác, nhưng nếu biết cách thì sẽ bền vững. Đó là tâm sự của nhiều chủ trang trại - tỷ phú nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để gặt hái được thành công, những tỷ phú này đã nỗ lực không ngừng, đưa thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - những công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.

Những tỷ phú nông dân thời 4.0
Trang trại gà giống ứng dụng công nghệ cao của tỷ phú nông dân Hoàng Mạnh Ngọc ở xã Liên Hà (huyện Đông Anh). Ảnh: Hương Giang

Từ khát vọng làm giàu... 

Một ngày cuối tháng 10, trong tiết trời se lạnh cuối thu, chúng tôi về tham quan mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao của ông Nguyễn Hữu Cường ở xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất). Nhìn ra vườn hoa, ông Cường thủng thẳng kể: “Khi ngồi trên ghế nhà trường, tôi không nghĩ mình lại gắn bó với nông nghiệp vì thấy cha, mẹ mình làm nghề nông rất vất vả. Song, có lẽ do “chữ duyên” nên sau khi tốt nghiệp đại học, tôi quyết định làm việc tại các công ty trồng hoa của nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm. Khi vốn kiến thức vững chắc hơn, năm 2010, tôi về quê để mở trang trại trồng hoa ngay trên cánh đồng của quê hương Đại Đồng với quy mô khoảng 2ha".

Thời điểm đầu trồng thử nghiệm hoa ly, thời tiết miền Bắc khắc nghiệt, thất thường nên hoa ly không cho hiệu quả như mong muốn. Rồi, có năm thời tiết quá lạnh, 24 vạn cây hoa ly không nở đúng dịp Tết mà phải thu hoạch sau Tết, nên giá bị sụt giảm sâu... Không nản lòng, ông Cường vào thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) học hỏi kinh nghiệm trồng hoa cúc giống Nhật và nhận ra, để hoa nở đẹp và hạn chế rủi ro bởi thời tiết nhất thiết phải ứng dụng công nghệ cao. Vì vậy, với số vốn ban đầu cộng số tiền vay của bạn bè, người thân, ông đã đầu tư nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới nước, bón phân tự động, xây dựng nhà màng, nhà bảo quản sau thu hoạch để trồng các loại hoa...

Là một trong những người hỗ trợ  ông Cường về công nghệ và vốn vay từ Quỹ Khuyến nông, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất Nguyễn Bùi Hải bày tỏ sự khâm phục: "Mặc dù biết đầu tư trong nông nghiệp công nghệ cao khá mạo hiểm, đặc biệt là nghề trồng hoa, nhưng ông Cường vẫn kiên trì thực hiện với tất cả đam mê, nhiệt huyết...".

Rời xã Đại Đồng, chúng tôi tới xã Liên Hà của huyện Đông Anh. Ở Liên Hà, hỏi về ông Hoàng Mạnh Ngọc, Giám đốc Công ty Giống gia cầm Ngọc Mừng, người dân vùng này đều biết và bày tỏ sự khâm phục về khát vọng, nghị lực của một nông dân làm giàu ngay tại quê hương.

Như lời kể của ông Ngọc thì như bao người trong thôn, ông từng làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng không như mong muốn. Năm 2000, khi nghề chăn nuôi ở huyện bắt đầu phát triển, ông bàn với vợ đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gà giống. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm, tưởng chừng thất bại vì nhận ra yêu cầu sản xuất con giống phức tạp hơn so với suy nghĩ ban đầu. Đơn cử như, không chỉ phải chú ý chất lượng đàn gà giống mà còn phải kiểm soát được các yếu tố khác, như: Quy trình ấp nở, phòng, chống dịch bệnh… Sau nhiều lần rút kinh nghiệm, ông đã có thu nhập ổn định từ trại nuôi gà.

Tuy nhiên, nếu chỉ hài lòng với thành quả ban đầu thì không thể giàu lên được. Nghĩ vậy, nên năm 2015, khi Hà Nội có chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, với sự giúp đỡ của các ngành chức năng, ông Ngọc mạnh dạn dùng số vốn tích lũy cùng số tiền vay ngân hàng, bạn bè... đầu tư 40 tỷ đồng chuyển sang chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng công nghệ cao trong các khâu kiểm soát nhiệt độ, thức ăn, nước uống trong chuồng nuôi... Không phụ lòng người, đến nay, trang trại đã có quy mô 20.000 con gà giống nguồn, 60 máy ấp trứng, sản lượng đạt 10.000 con giống xuất bán/ngày…

... đến những thành công lớn

Hiểu rõ nghề trồng hoa rất cần sự kiên trì và nhẫn nại mới có thành quả, vì thế, sau hơn 10 năm “bén duyên” với công việc, mô hình trồng hoa công nghệ cao đã mang lại thu nhập khá cho gia đình ông Nguyễn Hữu Cường (khoảng hơn 1 tỷ đồng/ha/năm). Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho rằng, mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao thành công của ông Cường sẽ là cơ sở để nhân rộng ra toàn huyện, biến vùng đất trồng lúa kém hiệu quả thành những trang trại tiền tỷ…

Trở lại câu chuyện về ông Hoàng Mạnh Ngọc, ông cho biết, thành quả có được hiện nay là sự cộng hưởng của niềm vui, nước mắt, trăn trở và quyết tâm... “Nhờ chất lượng tốt nên gà giống xuất bán tăng mạnh. Mỗi tháng, trang trại bán ra thị trường khoảng 30 vạn con gà giống. Tôi cho rằng, nông dân không nên ỷ lại, trông chờ chính sách của Nhà nước mà phải suy nghĩ, học hỏi, dựa vào đất đai, hoàn cảnh gia đình và cần tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường để chọn cách làm phù hợp", ông Ngọc bộc bạch.

Trân trọng thành quả của nông dân Hoàng Mạnh Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Văn Thiềng nhận xét, trang trại sản xuất gà giống công nghệ cao của ông Hoàng Mạnh Ngọc là điển hình về những người nông dân có tầm nhìn xa, dám mạnh dạn đầu tư tiền tỷ để có doanh thu gần 100 tỷ đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, trang trại của ông Ngọc còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương…

Giống các ông Nguyễn Hữu Cường, Hoàng Mạnh Ngọc, nhiều nông dân Thủ đô với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách, khó khăn nay đã gặt hái được nhiều thành công và trở thành những tỷ phú nông dân. Đó còn là bà Phùng Thị Thơ ở xã Vật Lại (huyện Ba Vì), bà Đặng Thị Cuối ở xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng)... Trang trại chăn nuôi của bà Phùng Thị Thơ được đầu tư hiện đại, khép kín nên hạn chế dịch bệnh, doanh thu trung bình mỗi năm lên tới 20 tỷ đồng. Còn trang trại trồng rau sạch theo hướng hữu cơ của bà Đặng Thị Cuối cho doanh thu 5-6 tỷ đồng/năm... 

Đem câu chuyện về những nông dân tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, ông cho rằng: "Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của các tỷ phú nông dân là những đóng góp quan trọng, mang lại những bài học quý giá trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thủ đô theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường".

Những tấm gương tỷ phú nông dân thành công nhờ mạnh dạn áp dụng công nghệ cao cần nhân rộng nhằm lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên, khát vọng làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng ngay trên đồng đất quê hương. 

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Những tỷ phú nông dân thời 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO