36 phố phường

Những quán chè đậu đỏ người Hà Nội ăn trong ngày lễ Thất tịch

Kim Ngân (t/h) 19:13 22/08/2023

Đậu đỏ là loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đây còn là một món ăn “thịnh hành” trong ngày lễ Thất tịch - mùng 7/7 Âm lịch. Hãy cùng Người Hà Nội đi khám phá 5 quán chè đậu đỏ ngon nức tiếng mà người dân Hà Thành thường ăn nhé!

Theo truyền thuyết, Ngưu Lang kết duyên với Chức Nữ. Nhưng một ngày, Chức Nữ phải trở về thiên đình. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm - tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (mùng 7/7 Âm lịch) được gặp nhau một lần. Bởi vậy, ngày này trở thành ngày biểu tượng cho tình yêu đôi lứa.

su-tich-nguu-lang-chuc-nu-2.png
Lễ Thất tịch ngày 7/7 Âm lịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ.

Tương truyền rằng, người đang độc thân ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch sẽ tìm được ý trung nhân. Còn đối với những người đã có đôi, ăn đậu đỏ vào ngày này, tình yêu sẽ càng ngày gắn bó, bền chặt, khăng khít hơn. Do đó, chè đậu đỏ trở thành "tâm điểm" ngày Thất tịch vì được nhiều người tìm mua ăn với mong muốn mang lại may mắn cho cuộc sống và giúp "thoát ế". 

1. Chè Bốn mùa
Địa chỉ: Số 4 Hàng Cân, quận Hoàn Kiếm,  Hà Nội

Các món chè được bán thường xuyên là: chè đỗ đen, chè thập cẩm, chè sen đá, chè khúc bạch, sữa chua mít, sữa chua nếp cẩm... Tới mùa đông, quán sẽ bán thêm các món chè nóng như: bánh trôi nóng, chè sắn nóng, lục tàu xá, chí mà phù... 

4(1).jpg
Chè đậu đỏ được nhiều người thưởng thức trong ngày lễ Thất tịch.

Nếu bạn tinh ý một chút sẽ phát hiện, vào mùa hoa bưởi, hoa nhài, quán sẽ sử dụng những loại hoa này để ướp một số loại chè nhằm có hương thơm hấp dẫn hơn.

Theo anh Trung - chủ quán chè nổi tiếng ở Hà Nội, quán đã chuẩn bị lượng đậu đỏ gấp đôi ngày thường để phục vụ khách hàng.

"Tuy món chè đậu đỏ đắt hàng nhưng quán vẫn giữ nguyên giá bán như ngày thường. Mỗi cốc chè đậu đỏ hay sữa chua đậu đỏ có giá dao động từ 15.000 đến 25.000 đồng", anh Trung nói.

2. Chè Mười Sáu 
Địa chỉ: 16 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

84092748_129188055261907_1671027584231538688_n.jpg

Chè Mười Sáu cũng là một trong những quán lâu đời và đình đám ở Hà Nội. Chắc cả Thủ đô, hiếm ai chưa từng thử qua vị chè của quán. Quán nổi tiếng với cốm xào nhưng thực đơn thì vô cùng phong phú với các món chè truyền thống như chè đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, chè sen, chè kho...

3. Quán Xưa và Nay
Địa chỉ: 60 Hàng Than và ngõ 26 phố Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội

foody-upload-api-foody-mobile-1213-200514111430.jpg

Quán Xưa và Nay có thực đơn phong phú với nhiều mục như chè, đồ ăn kem và truyền thống nên phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Điểm đặc biệt nữa là chè ở Xưa và Nay không chỉ ngon mà còn đẹp. Như thế bảo sao thực khách không lựa chọn để thưởng thức một ly chè đậu đỏ trong dịp lễ Thất Tịch?

4. Quán chè Cung đình Huế
Địa chỉ: 327 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chè Huế vốn đã nổi tiếng. Sau khi "xuất khẩu" ra Hà Nội, cũng có quán chè phong cách Huế thành công nhưng cũng có quán nhanh chóng bị đào thải. Chè Cung đình Huế nằm trên đường Bạch Mai là quán hiếm hoi thuộc dòng chè này bám trụ ở Thủ đô nhiều năm. Hầu hết các buổi tối và ngày cuối tuần, quán tấp nập người ra vào. Menu của quán đa dạng, phong phú nên không hề thiếu chè đậu đỏ - cũng là loại chè truyền thống ở Huế. Thế nên vào ngày Thất tịch như hôm nay, nếu tiện đường, bạn hãy ghé qua đây chọn ngay một cốc chè để đón nhận những điều may mắn.

tauhu-noinaupho.jpeg

Ngoài chè, còn có rất nhiều món ăn vặt khác từ đậu đỏ như sữa chua, tàu hũ đậu đỏ...

5. Quán chè thập cẩm cũ 1976
Địa chỉ: 72G, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

quan-che-cu.jpg

Chè 1976 có thực đơn lên tới hơn 40 món được biến tấu từ đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, thạch, cốm... và vài ba nguyên liệu giản dị khác. Điểm nhấn của quán là hương vị rất riêng biệt, khiến bao người say mê. Đó chính là lý do mà quán có tên "quán chè thập cẩm cũ 1976"./.

Bài liên quan
  • Khám phá nét đẹp ngàn năm đằng sau cái tên “Hà Nội 36 phố phường”
    “Hà Nội 36 phố phường” với nghìn năm văn hiến – nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa cùng niềm tự hào của người dân Thủ đô nói riêng, Việt Nam nói chung. Người ngoài có thể không biết, nhưng người thủ đô chẳng có ai mà lại không biết, không thương, để mà mỗi dịp có người đến thăm lại tự hào kể lại.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Những quán chè đậu đỏ người Hà Nội ăn trong ngày lễ Thất tịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO