Những phụ nữ giỏi việc hội, đảm việc nhà

HNM| 04/12/2020 17:01

Bằng năng lực và nhiệt huyết, những cán bộ hội tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng, phát triển phong trào của địa phương. Không chỉ giỏi việc hội, họ còn là dâu hiền, vợ đảm trong các mái ấm gia đình.

Những phụ nữ giỏi việc hội, đảm việc nhà
Chị Phạm Thị Ly Na cùng hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ninh Sở (huyện Thường Tín) chăm sóc đường hoa.

Gương mẫu đi đầu

Hơn 10 năm làm Chi hội trưởng phụ nữ thôn Thường Xuyên, xã Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên), chị Nguyễn Thị Mão luôn tìm cách nhằm phát huy vai trò của tổ chức Hội trong đại diện, bảo vệ, giúp đỡ hội viên. Điển hình là chị thay mặt chi hội, hằng năm duy trì số tiền khoảng 30 triệu đồng cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay để phát triển kinh tế.

Ngoài ra, chị Mão còn vận động hội viên nhận cấy ở những xứ đồng xa, ruộng hoang hóa và gây quỹ từ nguồn này được 75 triệu đồng dùng để thăm hỏi, giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn. Chị Mão chia sẻ: “Muốn làm tốt vai trò của mình, để chị em tin tưởng, làm theo, thì mọi việc dù là nhỏ nhất cũng phải xuất phát từ tâm và hướng về lợi ích tập thể”.

Những năm gần đây, Hội Liên hiệp phụ nữ phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) được đánh giá là điểm sáng trong việc giúp đỡ nữ lao động nhập cư, lao động giúp việc. Hội đã được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng 5 Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ công tác hội. Có được kết quả này là nhờ sự nhiệt huyết, gương mẫu của Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Đỗ Thị Phúc.

“Trên địa bàn, phụ nữ làm nghề giúp việc khá đông. Chúng tôi thường xuyên tổ chức giao lưu, tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn kỹ năng, đồng thời tăng cường nắm bắt tâm tư, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để người giúp việc là hội viên yên tâm làm việc”, chị Đỗ Thị Phúc chia sẻ.

Nhắc đến chị Phạm Thị Ly Na, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ninh Sở (huyện Thường Tín), tất thảy cán bộ, hội viên đều quý mến, ngợi khen bởi chị vừa giỏi việc hội, lại đảm việc nhà. Điều đáng nói, chị Na đã có nhiều đóng góp trong việc chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới của địa phương, như vận động gia đình hội viên hiến đất làm đường, biến 12 điểm rác thải thành vườn hoa, lắp đặt hàng trăm thùng rác gia đình... Đặc biệt, chị vận động cán bộ, hội viên thực hiện mô hình “Nuôi lợn nhựa”, tiết kiệm được 170 triệu đồng cho hội viên vay không lấy lãi, phát triển kinh tế.

Lan tỏa hạnh phúc

Điều đáng nói là dù bận rộn đến mấy, nhưng chị Nguyễn Thị Mão, Đỗ Thị Phúc, Phạm Thị Ly Na lúc nào cũng dậy từ sớm chu toàn công việc gia đình, rồi mới rời nhà tham gia công tác hội.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, chị Phạm Thị Ly Na cho biết: “Tôi luôn nhận được sự cảm thông, động viên, khích lệ của người thân trong gia đình. Chúng tôi ý thức rằng “Gia đình là tổ ấm, là tế bào của xã hội”, nên luôn cùng nhau cố gắng phấn đấu công tác, nuôi dạy con thật tốt”.

Tự hào khi nói về người lãnh đạo hội của mình, chị Đỗ Thị Mai, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ninh Sở bày tỏ: “Không chỉ có tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt huyết vì phong trào phụ nữ, mà chị Phạm Thị Ly Na còn là người nhân hậu, hay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và chúng tôi học được ở chị điều đáng quý này”.

Với chị Nguyễn Thị Mão, vợ chồng chị có hai con gái nhưng trong gia đình lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười vì các cháu đều chăm ngoan và học giỏi. Chị Mão chia sẻ: “Cháu lớn hiện là bác sĩ, cháu nhỏ đang là sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Cả hai vợ chồng tôi đều nghĩ rằng, con cái dù trai hay gái không quan trọng, chủ yếu là dạy dỗ con trở thành người có ích cho xã hội”.

Nhận xét về Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Thường Xuyên, xã Đại Xuyên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Phú Xuyên Vũ Ngọc Yến cho biết: “Chị Mão là Chi hội trưởng nhiệt tình, trách nhiệm; là hạt nhân của phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, gắn kết, thu hút hội viên địa phương tham gia. Gia đình chị cũng là điển hình trong khắc phục khó khăn, nuôi dạy hai con trưởng thành. Nhiều chị em ở địa phương đã lấy tấm gương của chị Mão để thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống”.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, các chị Nguyễn Thị Mão, Đỗ Thị Phúc, Phạm Thị Ly Na là đại diện cho hàng nghìn cán bộ hội cơ sở tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 của Thủ đô vừa được biểu dương. Với tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm, các chị đã không quản khó khăn, sâu sát với hội viên, sáng tạo tìm tòi nhiều cách làm hay, nâng cao chất lượng hoạt động hội, đồng thời tỏa sáng truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà” của phụ nữ Thủ đô.

“Từ những tấm gương trên, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố tiếp tục vận động cán bộ hội hăng hái với phong trào, có những đóng góp tích cực, mang lợi ích cho cộng đồng, góp phần vào thành tựu chung của địa phương và thành phố”, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh chia sẻ.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Góp thêm tiếng nói xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
    6 đội tham gia “Liên hoan tiểu phẩm tuyên truyền, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của Thị xã Sơn Tây đã có những màn trình diễn ý nghĩa góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm,…
  • Chuỗi tiện ích phong cách hoàng gia nâng tầm chuẩn sống thượng lưu tại Đảo Vua
    Tọa lạc tại vị trí đắc địa nơi cửa ngõ Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, phân khu Đảo Vua mang đến cho gia chủ trải nghiệm sống phong cách hoàng gia sang quý nhờ những tiện ích đặc quyền như Ngự Hoa Viên và trường học ngay nội khu hay Vincom Mega Mall cách vài bước chân.
Đừng bỏ lỡ
Những phụ nữ giỏi việc hội, đảm việc nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO