Âm nhạc

Những giai điệu hào hùng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Việt Thương 14:11 04/02/2025

Tối 3/2, chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “95 năm thắp sáng niềm tin” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).

anh-chup-man-hinh_4-2-2025_91025_www.sggp.org.vn.jpeg
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “95 năm - Thắp sáng niềm tin”. Ảnh: HGO

Tham dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, cùng đại diện các tướng lĩnh, gia đình tướng lĩnh và cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.

Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là dịp đặc biệt để chúng ta nhìn lại vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và đổi mới toàn diện đất nước vươn lên giành nhiều thắng lợi mới. Ngay từ khi mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng đã nhanh chóng trở thành đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam; lãnh đạo nhân dân ta và các lực lượng vũ trang giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

Chương trình nghệ thuật “95 năm thắp sáng niềm tin” là hoạt động nhiều ý nghĩa do Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an chỉ đạo, Nhà hát Hồ Gươm phối hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2025). Chương trình do Thiếu tướng, NSND Nguyễn Công Bẩy chỉ đạo nội dung. Ông Trần Hải Đăng, NSƯT Trịnh Tùng Linh; Thượng tá, NSƯT Trần Thị Út Lan chỉ đạo nghệ thuật. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của nhạc trưởng Honna Tetsuji, NSND Bùi Công Duy, NSƯT Khánh Ngọc các ca sĩ Bảo Yến, Trọng Tấn, Kim Long, Viết Danh; Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Công an nhân dân, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.

Chương trình giới thiệu những tác phẩm, ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ca ngợi quê hương, đất nước như: Đất nước (thơ Tạ Hữu Yên, nhạc Phạm Minh Tuấn); Dáng đứng Việt Nam (thơ Lê Anh Xuân, nhạc Nguyễn Chí Vũ); Giai điệu Tổ quốc (Trần Tiến); Đảng đã cho ta cả một mùa xuân (Phạm Tuyên)...

Bên cạnh những ca khúc thể hiện tình yêu Tổ quốc, chương trình còn giới thiệu tới công chúng những sáng tác về mùa xuân với những khoảnh khắc vui tươi, lãng mạn về một mùa được ví là đẹp nhất trong năm như: Hà Nội mùa xuân (Văn Ký); Mùa chim én bay (thơ Diệp Minh Tuyền, nhạc Hoàng Hiệp); Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao)...

Trong chương trình, tác phẩm "Voice of Spring" của nhà soạn nhạc lừng danh J. Strauss mang đến cho khán giả yêu nhạc một bức tranh mùa Xuân tràn đầy sức sống.

Trong khuôn khổ chương trình, đan xen với các tiết mục âm nhạc là hoạt động giao lưu với các khách mời.

Tại đây, công chúng được nghe khách mời chia sẻ những cảm xúc đặc biệt về chương trình nghệ thuật; về giá trị của âm nhạc đồng hành cùng dân tộc; về kỳ vọng vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; về sự chung tay đồng lòng của nhân dân để đưa đất nước ngày càng phát triển; về vai trò, sứ mệnh của lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh trật tự ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • Lễ hội xuân miền di sản
    Địa linh, tự bản thân nó đã là nơi chung đúc nên linh khí và kiến tạo các giá trị vật thể của vùng đất. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, “nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây” (Chiếu dời đô), là một địa linh từ ngàn xưa. Ở nơi này, người người tụ họp, do cố kết với nhau, cộng mệnh cộng cảm mà thành ra những lễ hội của cộng đồng.
  • 3 bến xe lớn của Hà Nội phục vụ hơn 187.000 lượt khách trong dịp Tết Ất Tỵ
    Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 3 bến xe lớn của thành phố gồm: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón hơn 187.000 lượt khách, tăng 300% - 400% so với ngày thường.
  • Không khí lạnh về, miền Bắc rét đậm, có nơi dưới 6 độ C
    Hôm nay Hà Nội trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 12-14 độ C, nhiệt độ cao nhất trong ngày chỉ ở mức 18-19 độ C.
Đừng bỏ lỡ
  • [Inforgraphic] Kinh tế - xã hội TP Hà Nội tháng 1/2025
    Theo Cục thống kê Hà Nội, trong tháng 1 đầu năm 2025 khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 39,7%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,8%, thu ngân sách tăng 31,3% so với cùng ký năm 2024... là những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong tháng đầu tiên của năm mới 2025.
  • Bước mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bước mùa của tác giả Dương Văn Lượng.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
Những giai điệu hào hùng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO