Âm nhạc

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Thi

Việt Thương 10/01/2025 06:57

Thưởng thức những tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Thi, khán giả thấy một cây đại thụ của văn học nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20, để lại cho hậu thế một di sản văn hóa, văn nghệ to lớn, phong phú, có sức sống lâu bền.

12.jpg
Tiến sĩ, Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Đoàn Thanh Nô - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại chương trình nghệ thuật. (ảnh: Nguyễn Chi)

Tối 9/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội tổ chức chương trình nghệ thuật "Đất nước”, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi.

Phát biểu tại chương trình, Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian, Tiến sĩ Đoàn Thanh Nô - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho khẳng định lại tài năng và những đóng góp lớn lao của nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi. Ông khẳng định: “Nguyễn Đình Thi không chỉ là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà soạn kịch tài hoa mà còn là nhà lãnh đạo văn hóa xuất sắc. Trong vai trò Chủ tịch thế hệ đầu tiên của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Nguyễn Đình Thi đã sáng tạo, phát triển ngành văn học nghệ thuật để ngành văn học nghệ thuật tiếp tục là tinh hoa văn hóa, hồn cốt dân tộc, đồng thời khẳng định vị thế trên trường quốc tế”.

Chương trình là dịp để tưởng nhớ những đóng góp xuất .sắc của nhà văn hóa Nguyễn Đình Thi cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam, tri ân những đóng góp xuất sắc của ông đồng thời thể hiện trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc kế thừa, phát huy di sản quý báu mà ông đã để lại.

Tiến sĩ Đoàn Thanh Nô khẳng định: “Những giai điệu, câu thơ và hình ảnh trên sân khấu hôm nay chính là minh chứng cho sức sống mãnh liệt cho di sản Nguyễn Đình Thi, một nguồn cảm hứng bất tận và niềm tự hào sâu sắc trong lòng mỗi chúng ta”.

1736474121-ndt2.jpg
Một tiết mục tại chương trình. (Ảnh: Nguyễn Chi)

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, trang nghiêm và giàu cảm xúc do PGS.TS Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chỉ đạo nghệ thuật, Đạo diễn là Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ nhiệm chương trình – nhạc sĩ Đức Tân.

Tại chương trình, khán giả được thưởng thức những tác phẩm, trích đoạn đặc sắc nhất của ông trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, thơ ca như ngâm thơ Đất nước, Cách mạng, Chia tay trong đêm Hà Nội, Nhớ em, trích đoạn kịch Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, hát Người Hà Nội cùng các bài hát do các nhạc sĩ phổ nhạc từ thơ ông…

Rừng trúc viết năm 1978, là vở kịch lịch sử về cuộc chuyển giao quyền bính đầy bi kịch giữa nhà Lý và nhà Trần.

Đến năm 1999 vở công diễn, nghệ sĩ Lê Khanh trong vai Lý Chiêu Hoàng đã khiến khán giả thắt lòng theo dõi những ứng xử tinh tế của nhân vật, đặc biệt ấn tượng là trường đoạn độc thoại trong vở kịch.

Khán giả hôm nay được gặp lại Lê Khanh, khí chất như dày thêm khiến trích đoạn độc thoại tuy ngắn ngủi mà đủ khiến người xem cảm động về Lý Chiêu Hoàng lẫn tác giả Nguyễn Đình Thi - một nhà triết học, với những câu thoại: "Việc nước là lớn nhất, song việc người với người cũng không là nhỏ hơn"...

Chương trình nghệ thuật diễn ra trong bầu không khí đầy trang nghiêm, giàu cảm xúc để tưởng nhớ đến cố nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Những di sản mà ông để lại cho hậu thế mang đậm giá trị to lớn cho nền văn học nghệ thuật nói riêng và nền văn hóa của người Việt nói chúng./.

Nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20/12/1924 ở Luang Prabang, Lào, nguyên quán tại làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nguyễn Đình Thi tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ.

Những năm 1940, ông tham gia Tổ Văn hóa cứu quốc, sau đó là Hội Văn hóa cứu quốc.

Năm 1945, ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa 1, 2, 3.

Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng Thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình.

Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật.

Từ năm 1958 đến năm 1989, ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Với những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nguyễn Đình Thi đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Rực rỡ đêm "Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025"
    Tối 18/1, chương trình "Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025" với màn trình diễn của 2025 drone (thiết bị bay không người lái) cũng những ca khác sôi động đã diễn ra tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) thu hút đông đảo khán giả đến thưởng thức.
  • "Anh trai vượt ngàn chông gai" nhận liên tiếp 3 giải thưởng Mai Vàng
    Ban tổ chức công bố và trao 10/14 hạng mục giải Mai Vàng lần thứ 30 năm 2024. Chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã nhận liên tiếp 3 giải thưởng Mai Vàng.
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung tái hiện Hà Nội truyền thống và hiện đại qua âm nhạc
    Nguyễn Thành Trung, một nhạc sĩ tài hoa và đầy trải nghiệm, ngày càng khẳng định dấu ấn trong làng nhạc Việt. Dù khiêm tốn tự nhận là "nhạc sĩ tay ngang", anh đã để âm nhạc của mình tự lên tiếng, chạm đến trái tim người nghe qua những ca khúc trữ tình, lãng mạn đậm chất tự sự phản ánh sâu sắc tình yêu, gia đình và quê hương, đất nước. Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung cùng ekip đã cho ra mắt album âm nhạc mang tên “Ký ức Hà Nội” như một lời tri ân với Hà Nội – mảnh đất mà anh sinh ra và trưởng thành. Alb
  • Nguyễn Mộc An giành giải đặc biệt Tiếng hát Hà Nội
    Tối 25-12, tại Nhà hát Hồ Gươm, chung kết cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội 2024” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức đã diễn ra sôi nổi với 15 thí sinh tranh tài. Giọng ca đến từ Nghệ An Nguyễn Mộc An đã giành giải đặc biệt.
  • Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia chương trình hòa nhạc mừng năm mới tại Nhà hát Hồ Gươm vào tối 29/12
    Tối 29/12, chương trình chào năm mới “Happiness Concert” (Hòa nhạc Hạnh phúc) sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), có sự tham gia của Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Công Duy (chỉ đạo nghệ thuật), cùng các nghệ sỹ nổi tiếng thế giới và Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (VNAMYO).
  • Chương trình nghệ thuật hào hùng những khúc ca vang mãi non sông
    Tối 22-12, chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), đã diễn ra tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Chùa Hương 2025: Nâng cấp thành điểm đến du lịch văn hóa, truyền thống Việt
    Sáng 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Du lịch chùa Hương 2025 và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố.
  • Hiện thực khát vọng phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
    Trải qua 40 năm Đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Thủ đô cùng cả nước đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Hà Nội có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Thủ đô đã và đang cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Phong tục Tết qua một số ghi chép, văn thơ cổ
    Trong bản thảo “Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở Việt Nam” hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, học giả Trần Văn Giáp (1902 - 1973) cho rằng, người Việt ăn Tết Nguyên đán từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
  • [Podcast] Chè kho Đại đồng – Món ăn dân dã đậm nét hồn quê Việt
    Chè kho là một món ngọt phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiều nơi đều làm chè kho, nhưng chè kho Đại Đồng nổi tiếng hơn cả, nhờ vào chất lượng đặc biệt và truyền thống lâu đời. Món bánh đặc sản này không chỉ xuất hiện vào những dịp lễ, Tết hay trong nhà hàng mà còn được vinh dự xuất hiện trong tiệc trà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
  • Từ ước mơ ươm những mầm xanh …
    "Gieo một hạt mầm nhỏ/ Được cây đời mãi xanh/ Sân trường vương đầy nắng/ Tuổi nghề cũng mãi xanh". Đó là những câu thơ mà tôi đã viết tặng cho chị - cô giáo Trần Thuý Liên, giáo viên Tổ 4 của trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình – nơi tôi và chị đang công tác.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Thi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO