Những giấc mưa

Hanoimoi| 19/08/2022 08:44

Mùa này, những cơn mưa đến rồi có khi kéo dài cả mấy ngày, có lúc cả tuần lễ. Dù nắng nóng đến thế nào, dù gió Lào có lúc thổi khô họng đến đâu thì khi mưa về vẫn gọi tên miền nhiệt đới bằng tình yêu bất tận của mình. “Chiếc lưới” nước vô hình trùm lấy cả bầu trời, phong tỏa mọi ngả đường, len lỏi cả vào giấc ngủ. Không nói quá lời, mùa này ít khi còn đủ kiên nhẫn ngóng mưa tạnh nữa. Chỉ có những ngày ta tỉnh thức dưới những cơn mưa...

Những giấc mưa
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú.

Mưa là giấc ngủ, là giấc mơ của mùa màng. Nhìn những cây cổ thụ vạm vỡ, đứng trần mình dưới nắng và sương muối ta hiểu được phải có những tích tụ thế nào thì cây mới có đủ sức vóc chịu đựng như thế. Rồi khi chân ta qua con đường núi ngày nắng gắt, bỗng nghe giữa lau lách, cỏ cây, tiếng róc rách giữa đá núi khô cằn suối khe. Gặp một dòng suối bây giờ hiếm như trong cổ tích. Suối là nguồn “nhựa sống” của đất, mưa đã chắt chiu từ bao ngày, từ muôn phương để ban tặng cho đất này.

Đứng trên đỉnh núi ngắm nhìn xa xăm, dẫu phía kia là rừng, phía này là một khu resort mới được tạo nên thì vẫn cảm nhận được: Nếu không có mưa, sẽ chẳng có nền văn minh nào sinh ra ở nơi đây. Và, cả những hoa văn trống đồng, họa tiết thổ cẩm, điệu múa mềm mại, những vị thần, hội rước... cũng từ “chiếc nôi” mưa mà sinh ra.

Quanh một vòng trái đất, mây đi đâu, những đám mây vô biên cứ bay vô thường còn mưa thì lại khác, mưa lưu luyến trên từng miền đất của mình. Như một người tha hương trở về có khi thật sớm, có năm khá muộn. Sấm đã rền vang từ lúc nào mà đến tận đêm muộn mới nghe lác đác vài giọt mưa trên phiến lá. Sớm ra, thấy đất vẫn khô cong. Có khi phải mưa lâu lắm ta mới thấy mùi đất ẩm bốc lên, mưa mới thấm đủ những xa cách, nắng nôi, thương nhớ vào đất quê hương...

Với người ở phố, họ có thể quên cả trận mưa dài bởi những bộ phim hay trong rạp, tiếng đàn hát trong những phòng trà, hay khi đàm đạo bên ly cà phê, quây quần bên bàn nhậu... Còn với người ở núi, ở đồng bằng châu thổ, mưa là một phần tất yếu của cuộc sống. Họ đón mưa bằng ống bương đã đục thông các mấu, nối nhau đón nước về bể chứa, họ đi dưới mưa tìm tiếng ếch đồng, bắt những con cá từ suối lũ tràn về như món quà thiên nhiên ban tặng. Trong những lễ cầu mưa, khát vọng được mùa, mưa thuận theo lòng người được vang lên bằng lời khấn cầu. Người ta chay tịnh, thành tâm dâng lòng thành đón mưa. Chúng ta đâu chỉ coi mưa là thần, là phép màu. Mưa còn là niềm tin, sự thiện lương giúp muôn loài tươi tốt.

Có người bảo, ở quê hay mưa, ở rừng mưa lâu, mưa dai dẳng. Lại có ai đó nói mưa ở phố buồn bởi gắn với những cuộc chia xa, mưa nhắc kỷ niệm xưa... Phải chăng, đó không còn là câu chuyện của thời tiết, là sự luân chuyển của những hạt nước mà mưa đã tạo nên một dấu ấn trong cuộc đời. Tựa như một giấc mơ, có lúc dở dang, hẫng hụt, có khi viên mãn rồi khi thức dậy, đối diện với thực tại ta vẫn còn nuối tiếc. Mưa tạnh cũng như khi ta vừa tỉnh mộng, có khi nắng lại gắt lên, gió Lào lại thổi bỏng rát mặt người nhưng đâu có hề gì. Hãy cứ mộng mơ để thêm dũng khí bước tiếp trong cuộc đời. Cảm ơn những giấc mưa như thế...

(0) Bình luận
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Bên thềm giếng cũ
    Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
  • Về ăn cơm mẹ nấu
    Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
  • Nhớ giàn nho của ngoại
    Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
  • Mùa về trên tay mẹ
    Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Khai quật khảo cổ Tháp đôi Liễu Cốc, xuất lộ di tích có 2 tháp thờ duy nhất ở Việt Nam
    Sau khi thăm dò, khai quật di tích Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, TP Huế) giai đoạn 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó xác định được di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính.
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Phim "Chị dâu" thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng 2025
    Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Những giấc mưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO