Những câu thơ hào sảng của nhà dự báo thiên tài

Dịch giả Trần Đương| 02/02/2022 09:53

Những câu thơ hào sảng của nhà dự báo thiên tài

Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, một trong những cộng sự gần gũi nhất của Bác Hồ, lúc sinh thời khi trò chuyện với các cán bộ làm việc trong cùng cơ quan từng nói:

“Bác Hồ là người nhìn xa trông rộng, lúc nào cũng dự đoán được rất đúng những sự việc sẽ xảy ra... Thư chúc Tết của Người gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước năm nào cũng vậy, ngắn gọn, giản dị, súc tích, chân tình, đằm thắm và lạc quan yêu đời. Nội dung trong những lời thơ chúc Tết ấy còn thể hiện như những câu sấm, tiên đoán trước được những sự việc sẽ xảy ra, như những lời hịch kêu gọi đồng bào, chiến sĩ, cán bộ và nhân dân cả nước, luôn tiến lên trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Vào các dịp dân tộc đón xuân mới, là mỗi dịp Bác gặp gỡ dặn dò, chỉ bảo cán bộ chiến sĩ...”. Ông nói tiếp: “Tôi có một quyển sổ tay bìa cứng, trong đó tôi ghi lại được hết những bức thư và bài thơ chúc Tết của Bác Hồ từ năm Bính Tuất (1946) đến năm Kỷ Dậu (1969) khi Bác đi xa. Tôi đọc thơ chúc Tết của Bác và nghiền ngẫm lại thấy Bác thật sự là một nhà tiên tri. Tôi đã già, tuổi tác hạn chế trí nhớ, nhưng nghe lời Bác, tôi vẫn tiếp tục học, học nữa và học mãi để phục vụ nhân dân. Tôi học qua những bài học kinh nghiệm của năm tháng, là học trò trung thành của Bác. Tôi học trong công tác hàng ngày, học trong cuộc sống và học trong sách vở, báo chí, không ngừng trau dồi trí thức để phục vụ nhân dân nhiều hơn và tốt hơn như Bác đã dạy”.

Đọc thơ xuân của Bác, ghi chép và ngẫm nghĩ về những dòng Bác viết, còn có rất nhiều người đã làm như cố Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng. Thật ra, thơ Bác Hồ trong mỗi dịp xuân về, như những cánh én bay, rộn ràng báo tin vui, và điều đặc biệt là ta có thể tìm ra những điều Người suy nghĩ, dự báo trong đó. Chẳng hạn như trong bài thơ Chúc mừng năm mới - Xuân 1969:

Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Năm 1945, Bác không có thơ xuân, vì công việc bộn bề, Người tập trung toàn bộ thời gian, sức lực để lãnh đạo cách mạng đến hoàn toàn thành công. Không có thơ, nhưng những lời hiệu triệu của Bác cũng đã báo hiệu thắng lợi đang tới gần.

Xuân Bính Tuất (1946) - Xuân độc lập đầu tiên. Người gửi đến toàn dân ý nguyện:

Trong năm Bính Tuất mới
Muôn việc đều tiến tới
Kiến quốc chóng thành công
Kháng chiến mau thắng lợi
Và một năm sau, vào xuân Đinh Hợi (1947), Người báo hiệu:

Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!

Đó là bài thơ xuân đầu tiên của Bác mang âm hưởng của mùa xuân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, nó mạnh như một bài hịch, nó phơi phới như một bài ca lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của toàn dân tộc. Bài thơ chỉ có 8 câu mà chứa đựng đầy đủ tầm chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài.

Xuân Mậu Tý 1948, vẫn tư tưởng chiến lược ấy, niềm tin ấy, Người khẳng định:
Thống nhất chắc chắn được,
Độc lập quyết thành công

Rồi mùa xuân 1949, chẳng bao lâu sau thơ chúc Tết, Bác đã có thư gửi đồng bào, Người đã viết về cái ngày giành thắng lợi đang tới gần:

“Tôi trịnh trọng hứa với đồng bào rằng:... để mau mau giải phóng đồng bào ra khỏi cảnh lầm than... Mà ngày giải phóng ấy sẽ không xa... Tôi chúc đồng bào mạnh khỏe, cố gắng và sẵn sàng để đón tiếp ngày giải phóng vẻ vang”.

Tết năm 1950, Người chỉ rõ rằng: “Cuộc kháng chiến sẽ bước sang giai đoạn mới... chuyển sang tổng phản công... năm mới chắc là một năm đại thắng lợi”. Bài thơ Xuân Canh Dần 1950 cũng viết:

Chuyển mau sang tổng phản công,
 Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Trong tập truyện ký Vừa đi đường vừa kể chuyện, dưới bút danh T.L, Bác kể lại chuyến đi thị sát chiến dịch Biên giới (1950) và nêu thật cụ thể ngày giành thắng lợi đó:

“Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy rất gian khổ, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối cùng chúng ta nhất định thắng lợi”.

Đúng như lời tiên tri, bốn năm sau, với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, toàn dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Xuân Tân Mão 1951, Người viết: “Nhiều xuân kháng chiến càng gần thành công”.

Xuân Nhâm Thìn 1952, Người lại khẳng định: “Chắc thắng trăm phần trăm”.

Xuân Quý Tỵ 1953, trong bài thơ dài 12 câu, có 10 câu Bác bắt đầu bằng chữ “Mừng”. Điều mừng ấy có cơ sở: những thành tích của hậu phương và tiền tuyến, của phong trào thi đua rộng lớn, của cuộc kháng chiến thắng lợi. Thắng lợi ấy góp phần vào sự lớn mạnh chung của “phe dân chủ hòa bình thế giới”. Và, sự mở rộng thắng lợi ấy sẽ tiếp tục được Bác Hồ đề cập trong bài thơ Xuân Giáp Ngọ 1954 với những câu thơ trải rộng:

Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,
Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công
Hòa bình, dân chủ thế giới khắp Nam - Bắc - Tây - Đông,
Năm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều.

Vâng, năm 1954 ấy, cuộc kháng chiến đã hoàn toàn thành công. Ngay từ khi chuẩn bị bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, trong bức thư gửi các cán bộ và chiến sĩ vào dịp Tết Nguyên đán, Bác Hồ giao nhiệm vụ lịch sử: “Bác mong các chú nêu cao quyết tâm... Xuân năm nay thành mùa xuân đại thắng lợi”.

***
Xin nhắc lại cảm nghĩ của cố Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng: “Tôi đọc thơ chúc Tết của Bác và nghiền ngẫm lại thấy Bác thật sự là một nhà tiên tri”. Tiên tri, vì bao giờ trong đó cũng thâu tóm, báo trước những mục tiêu lớn, cũng giúp đồng bào và chiến sĩ thấy được tình thế mới của cách mạng. Bên cạnh đó, hay hòa vào đó là niềm vui sống, là tinh thần lạc quan của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.

Năm 1961, cách mạng nước ta tiến lên chặng mới: mở đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Câu thơ mừng xuân của Bác như mở ra một chân trời rộng lớn: “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”. Phấn khởi hướng tới ngày mai vô cùng tốt đẹp, Bác kêu gọi “miền Bắc càng hăng hái thi đua, miền Nam càng đoàn kết tiến tới”. Xuân 62 (Nhâm Dần), Xuân 63 (Quý Mão), Xuân 64 (Giáp Thìn) cũng vậy. Nhưng đã thấy những ngày vui đang đến, mỗi xuân một thêm gần:

Xuân Ất Tỵ 1965, Bác đã nhìn thấy: “Miền Nam kháng chiến ngày càng thắng lợi” và tin chắc: “Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công!”.

Xuân 1967 được dự đoán là “hơn hẳn mấy xuân qua”, nhưng sang 1969, lại “chắc càng thắng to”. Đó là năm cuối cùng của Bác, sức khỏe của Người giảm nhiều, nhưng trước tương lai tốt đẹp của đất nước, Người như khỏe ra, lời thơ càng rộn ràng, nhịp điệu thơ thật náo nức, lời chúc của thơ xuân càng đượm nhiều ý tưởng tiên tri.

Trong thơ Bác - nếu viết hẳn một công trình về tầm nhìn lãnh tụ qua toàn bộ tác phẩm thi ca của Người - chúng ta sẽ trích dẫn được rất nhiều câu mang ý nghĩa tiên tri. Nếu không lạc quan, không thể khẳng định được như thế. Điều đáng nói là, ngay ở thời kỳ hoạt động bí mật, trong rừng sâu Việt Bắc, Người đã nhìn thấy trước sự lớn mạnh của quần chúng cách mạng. Bài Nhóm lửa viết ngày 1/8/1942 là một tác phẩm diễn tả hết sức sinh động cái nhìn khách quan và lạc quan ấy:

...Việc cách mạng cũng là như thế,
Bước ban đầu là bước gian nan.
Nào đế quốc, mật thám, bọn quan,
Đều là lũ ra tay phá hoại
Hở một chút, tức là thất bại,
Sai một ly là hại cho dân.
Song khi cách mạng đã vững chân,
Sẽ ồ ạt lan tràn khắp xứ,
Sẽ vùn vụt như tòa núi lửa,
Sẽ rầm rầm như ngọn thủy trào,
Sẽ kéo theo tất cả đồng bào,
Sẽ đè bẹp cả loài lang sói,
Lửa cách mạng sáng choang bờ cõi,
Chiếu lá cờ độc lập, tự do!

Nắm vững quy luật tiến hóa của thiên nhiên, lịch sử và nhận rõ sức mạnh của trào lưu cách mạng thế giới, ngay ở trong ngục tù, Bác Hồ vẫn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng và một lần nữa khẳng định tài tiên tri của mình:

Sự vật vần xoay đà định sẵn:

Hết mưa là nắng hửng lên thôi
Cũng như, trong một bài thơ khác, Người đã nói cùng chúng ta:

Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân...
(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Những câu thơ hào sảng của nhà dự báo thiên tài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO