Mỹ thuật

Nhớ về họa sĩ Dương Bích Liên

Thụy Phương 13/07/2024 17:55

Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Dương Bích Liên, sáng ngày 13/7, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức chương trình Art talk “Họa sĩ Dương Bích Liên - Ánh chớp thầm lặng”. Art talk đã đưa công chúng đến với ký ức về họa sĩ Dương Bích Liên thông qua những tác phẩm của cố họa sĩ, những câu chuyện kể đầy xúc động của các vị khách mời, người thân trong gia đình của họa sĩ.

Phát biểu trong chương trình, họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ, nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam may mắn có được tứ trụ cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Đó là Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái. Họ chính là gạch nối quan trọng tạo sự phát triển cho nền mỹ thuật đương đại Việt Nam. Phẩm cách nghệ sĩ và tài năng của luôn được thế hệ sau trân trọng. Trong bộ tứ này, họa sĩ Dương Bích Liên là một người sống âm thầm nhưng ông đã có những sáng tạo nghệ thuật vĩ đại đóng góp lớn cho mỹ thuật nước nhà.

z5628746344359_5d9aa140dfc9a5d3a038877347fbd72b.jpg
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ trong chương trình.

Họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban Thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam (nay là Hội Mỹ thuật Việt Nam) chia sẻ, từng có 11 năm được gần gũi tiếp xúc với cả “bộ tứ huyền thoại” trong Tổ sáng tác của Hội thời đó, nên bà có nhiều kỷ niệm đáng nhớ, đặc biệt là với Dương Bích Liên.

“Dương Bích Liên thuộc lớp sinh viên cuối cùng của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Bối cảnh của thời kỳ Pháp hóa đã ảnh hưởng đến tầng lớp thanh niên tiểu tư sản thành thị, và đặt họ giữa những khát khao và ưu tư canh tân - cách mạng. Dấn thân vào lý tưởng của mình, Dương Bích Liên tham gia kháng chiến, và cống hiến trọn đời cho cách mạng và nghệ thuật. Những kỷ niệm kháng chiến được ông lưu giữ, đặc biệt là những tháng ngày ở chiến khu, được nung nấu hàng thập kỷ, để làm nên những tác phẩm để đời cho hậu thế”, họa sĩ Đặng Thị Khuê cho hay.

z5629853075706_f9501a3fc2deaf74d1dc52391bbe160f.jpg
Họa sĩ Đặng Thị Khuê chia sẻ về những kỷ niệm với họa sĩ Dương Bích Liên.

Theo họa sĩ Đặng Thị Khuê, Dương Bích Liên là một hiện tượng điển hình nhất của giao thoa văn hóa, ở cả tinh thần nghệ thuật lẫn bút pháp. Pha trộn lối tả thực đơn giản với bút pháp ấn tượng nhẹ nhàng, tranh ông là cảm hứng lãng mạn, trữ tình của một phong vị điển hình cho sắc thái tâm hồn con người Việt Nam đầu thế kỷ. Thế giới nghệ thuật của Dương Bích Liên là cả một sự tương phản, vừa như lánh đời, vừa cuồng nhiệt; vừa uyên thâm, lại vừa bình dị, cao thượng và bâng quơ. Ông như là một ánh sao, một tia chớp thầm lặng đi qua bầu trời nghệ thuật của thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ rồi Đổi mới, và để lại những ánh hào quang lung linh…

Tại chương trình, công chúng yêu nghệ thuật còn được xem phim tài liệu về sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Dương Bích Liên, ngắm một số tác phẩm của ông và còn được lắng nghe những câu chuyện về họa sĩ qua những chia sẻ từ những người thân trong gia đình ông, người mẫu mà ông từng vẽ, và cả những nhận xét của giới chuyên môn về tài năng của danh họa.

Phát biểu trong chương trình, ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cảm ơn chia sẻ của các vị khách mời cùng công chúng đã tới tham dự chương trình. “Art talk là dịp để giới mỹ thuật tưởng nhớ danh họa Dương Bích Liên, đồng thời để công chúng yêu nghệ thuật hôm nay hiểu thêm về những danh họa lớn của mỹ thuật nước nhà”, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ./.

Họa sĩ Dương Bích Liên sinh ngày 17/7/1924 tại Khoái Châu, Hưng Yên trong một gia đình trí thức nho học. Năm 16 tuổi, ông theo học khóa cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1940 – 1945). Trong sự nghiệp sáng tác ông ghi dấu ấn với nhiều tác phẩm trên chất liệu sơn dầu và sơn mài, trong đó tiêu biểu là tác phẩm: “Hồ Chủ tịch qua suối”, “Hào”, “Đi học đêm”, “Hành quân đêm”, “Thiếu nữ áo trắng”, “Chiều vàng”, “Mùa gặt”… Họa sĩ Dương Bích Liên được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 2000.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
  • Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải “Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024” tại TP Huế.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững "Lên tiếng cho mai sau"
    Diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) từ 30/10-3/11, Liên hoan giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội.
  • Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tiếp nhận kỷ vật vua Hàm Nghi
    Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam trao các kỷ vật của vua Hàm Nghi cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị).
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nhớ về họa sĩ Dương Bích Liên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO