Nhìn lại Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 52

Vũ Anh Tuấn| 14/11/2022 10:58

Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 52 năm 2022 là cuộc thi thường niên do Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.

Năm nay Hà Nội tổ chức thi và triển lãm trong điều kiện có những khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thêm nữa là có nhiều triển lãm ảnh được tổ chức trở lại sau một thời gian dài phòng chống dịch. Cũng vì lẽ đó BTC Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội đã chủ động phát động cuộc thi và triển lãm với hai chủ đề là “Hà Nội, niềm tin và khát vọng” và “Vẻ đẹp mọi miền Tổ quốc” nhằm tạo điều kiện cho các tác giả sinh sống tại khu vực Hà Nội tham gia.

1anh-1.jpg
Triển lãm thu hút đông đảo công chúng.


Với số lượng gần 2000 ảnh dự thi của hai chủ đề, cho thấy sức hút và sự nhiệt tình của các tác giả đối với Hà Nội. Ảnh chủ đề “Hà Nội, niềm tin và khát vọng” được thể hiện trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giao lưu quốc tế, nét đẹp văn hóa của nhân dân trong việc giữ gìn và xây dựng con người Thủ đô văn minh, thanh lịch. Ảnh chủ đề “Vẻ đẹp mọi miền Tổ quốc” là chủ đề mở nên cũng được nhiều tác giả quan tâm dự thi, nhiều bức ảnh đã đem đến một góc nhìn đa dạng về phong cảnh đẹp, sự đổi thay trong phát triển kinh tế xã hội, cùng nét văn hóa riêng có của các địa phương trên dải đất hình chữ S.


Ảnh chủ đề “Hà Nội, niềm tin và khát vọng” ghi nhận có nhiều ảnh khá tốt, như bức ảnh “Màn trình diễn nhạc hội tại hồ Hoàn Kiếm” được thể hiện rất sinh động qua nét mặt tươi vui, rạng ngời của nữ chiến sĩ trong ngày khai mạc Nhạc hội Cảnh sát các nước ASEAN+ 2022. Bức ảnh góp phần quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa các quốc gia ASEAN, đồng thời đây cũng như một lời chào mừng du khách, bạn bè quốc tế đến với Thủ đô.
Trong sự phát triển xã hội hiện đại hiện nay, công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc số hóa, nhằm đem đến cuộc sống ngày một tốt hơn, thì bức ảnh “FPT chiều mưa” được thể hiện khá mới mẻ, với góc máy thấp, chụp tốc độ chậm, hình ảnh đổ bóng xuống đường, khiến người xem liên tưởng chiếc điện thoại thông minh, những tia sáng của đèn xe đang tóe ra tạo thành hiệu ứng sống động, như đưa ta bước vào xa lộ thông tin.

anh-3-ho-guom-hong-ha-kieu-thi-mai-phuong-giai-nhat(1).jpg
Tác phẩm “Hồ Gươm, Hồng Hà” của tác giả Kiều Thị Mai Phương (Ảnh đoạt giải Nhất chủ đề “Hà Nội - Niềm tin và khát vọng”).


Bức ảnh “Tri ân” lại là một góc nhìn đầy xúc cảm của hai bạn trẻ đang đứng lặng, tưởng niệm trong mưa trước tượng đài Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Đây là hình ảnh đẹp của người dân Thủ đô trước sự hi sinh của lực lượng Công an nhân dân nói chung và Cảnh sát PCCC nói riêng trong sứ mệnh bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân.

anh-2-tren-dinh-linh-thieng-tuong-phat-a-di-da-tren-dinh-fansipan-mua-tuyet-.jpg
Tác phẩm “Trên đỉnh linh thiêng - Tượng phật A Di Đà trên đỉnh Fansipan mùa tuyết” của tác giả Hoàng Thị Bích Hiệp (giải Nhất mảng đề tài “Vẻ đẹp mọi miền Tổ quốc”.


Chủ đề “Vẻ đẹp mọi miền Tổ quốc” có nhiều ảnh đẹp vào triển lãm, đoạt giải, qua đây thấy được sự đam mê của các tác giả đang sống tại Hà Nội, khi đi chụp khắp mọi miền của đất nước. Đó là bức “Tượng phật A Di Đà trên đỉnh Fansipan mùa tuyết” thật đẹp khi những bông tuyết phủ trắng khu du lịch Sa Pa, vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú nơi đây đã thu hút nhiều du khách và người yêu ảnh đến tham quan trải nghiệm.


Trở vào miền Trung với bức ảnh sinh động “Những cây cầu trên sông Hàn” được chụp bằng flycam khi thành phố Đà Nẵng lên đèn. Ảnh những cây cầu như những gạch nối cho sự phát triển mạnh mẽ của những khu phố hai bên bờ sông Hàn thơ mộng.


Trong các cuộc thi những bức ảnh đoạt giải luôn được mọi người quan tâm đón đợi. Thật thiếu sót nếu không nói về bức ảnh “Hồ Gươm, Hồng Hà…” . Đây là bức ảnh nổi trội, được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và cũng thống nhất cao khi trao giải Nhất cuộc thi. Bức ảnh được chụp toàn cảnh từ trên cao, ôm trọn khu vực trung tâm, trái tim của Thủ đô Hà Nội, nơi có hồ Gươm huyền thoại trong màu nước xanh lục đặc trưng, phía xa là dòng sông Hồng đỏ màu phù sa chảy vào đất Việt. Bức ảnh đã cho thấy diện mạo Hà Nội ngày một phát triển to đẹp hơn, nhưng vẫn giữ được giá trị lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến, như lời ca khúc nổi tiếng Người Hà Nội:
“Đây Hồ Gươm - Hồng Hà -
Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông
ngàn năm”.
Tại cuộc thi này còn nhiều ảnh có nội dung tốt, bám sát chủ đề được gửi dự thi triển lãm, đó cũng là sự khích lệ cho Hội đồng giám khảo khi thẩm định. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạn chế như vi phạm quy chế do không đọc kỹ Thông báo Thể lệ, ảnh dàn dựng sai thực tế, một số đề tài như nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục, sản xuất, chưa được người dự thi quan tâm. Mong rằng những hạn chế trên sẽ được khắc phục ở những cuộc thi sau này.

Bài liên quan
  • TS Bàn Tuấn Năng:  Đánh thức di sản phải bắt đầu từ các chủ thể văn hóa
    Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng hiện công tác tạc Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Là Trưởng ban Đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” nên dẫu sinh sống và làm việc tại Thủ đô Hà Nội, ông vẫn luôn đau đáu với việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình. Cùng Người Hà Nội lắng nghe những chia sẻ của ông để hiểu thêm những say mê và niềm trăn trở ấy.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Nhìn lại Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 52
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO