Âm nhạc

Nhiều bài dân ca nổi tiếng của Việt Nam được dịch sang tiếng Nhật

Việt Thương 31/10/2023 09:59

Bài dân ca như "Bèo dạt mây trôi" cùng một loạt dân ca nổi tiếng của Việt Nam như "Trống cơm", "Ru con Nam Bộ", "Trống cơm", "Về đây thôi anh"... đã được chọn dịch sang tiếng Nhật.

ngot3-301-16985668003541160008175-1698628816623-1698628816683736394719.jpg

Mới đây, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Viện Nghiên cứu phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF) và Hội Giao lưu Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đồng tổ chức Cuộc thi dịch dân ca của Việt Nam - Nhật Bản 2023 và Liên hoan dân ca Việt - Nhật.

Được triển khai từ tháng 5/2023, Cuộc thi dịch dân ca Việt - Nhật 2023 nhằm chọn ra những bản dịch tốt nhất của bài dân ca Việt Nam “Bèo dạt mây trôi” sang tiếng Nhật và bài dân ca Nhật Bản “Sakura, Sakura” (hoa anh đào) sang tiếng Việt.

Cuộc thi dịch dân ca của Việt Nam - Nhật Bản 2023 được bắt đầu triển khai từ tháng 4 năm 2023. Nội dung và thể lệ cuộc thi - nhằm chọn ra những bản dịch tốt nhất của bài dân ca Việt Nam Bèo dạt mây trôi sang tiếng Nhật và bài dân ca Nhật Bản Sakura sang tiếng Việt - đã được thông báo rộng rãi đến tất cả những người có quan tâm.

BTC đã nhận được 124 bài dự thi (52 bản dịch bài Bèo dạt mây trôi sang tiếng Nhật và 72 bản dịch bài Sakura, Sakura sang tiếng Việt). Ban giám khảo gồm các chuyên gia văn hoá, ngôn ngữ, nhạc sĩ, nhà thơ của Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành chấm qua hai vòng sơ khảo và chung khảo.

Theo nhà thơ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Ngô Tự Lập, thành viên Hội đồng Ban giám khảo, quyết định lựa chọn bài "Bèo dạt mây trôi" và "Sakura, Sakura" được Hội đồng cố vấn đưa ra sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các bài dân ca dựa trên các tiêu chí: chủ đề, tính phổ biến, tính đại diện trong hai nền âm nhạc truyền thống.

"Bản dịch vừa phải trung thành về ngữ nghĩa, vừa phải phù hợp với giai điệu, có giá trị văn học hay sáng tạo đặc biệt. Có thể nói đây là một yêu cầu cao, do có sự khó khăn, khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Chẳng hạn, tiếng Việt có cấu trúc chủ - vị, chính trước phụ sau trong khi tiếng Nhật động từ luôn ở cuối câu. Điều này khiến người dịch phải có giải pháp về cấu trúc, ngữ đoạn đặc biệt. Một khó khăn khác là tiếng Việt có 6 thanh điệu, tạo ra sức ép lớn đối với người dịch khi lựa chọn các từ phù hợp cho các nốt nhất định..." - ông Ngô Tự Lập cho hay.

Theo Ban Tổ chức (BTC), từ 15/5 - 20/9 BTC đã nhận được tổng số 124 bài dự thi (52 bản dịch bài Bèo dạt mây trôi sang tiếng Nhật và 72 bản dịch bài Sakura, Sakura sang tiếng Việt). Ban Giám khảo gồm các chuyên gia văn hóa, ngôn ngữ, nhạc sĩ, nhà thơ của Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành chấm qua 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo.

Kết quả, ở hạng mục dịch bài dân ca Việt Nam Bèo dạt mây trôi, Ban Giám khảo lựa chọn được một giải Nhất (thuộc về thí sinh Đỗ Thế Duyệt); một giải Nhì (Nguyễn Huỳnh Kim Ngân); một giải Ba (Phạm Thị Tố Uyên).

Ở hạng mục dịch bài dân ca Nhật Bản Sakura, Sakura có một giải Nhì (Nguyễn Mai Khanh); hai giải Ba (Đặng Hương Giang; Đỗ Mai Phương). Hạng mục này không có giải Nhất.

Đồng thời, Ban Tổ chức cũng lựa chọn 5 bài dân ca từ nhiều vùng của Việt Nam như: ("Trống cơm", "Ru con Nam Bộ", "Về đây anh hỡi", "Gà gáy le te" và "Đi cấy") và 5 bài dân ca của Nhật Bản ("Hái hồng hoa", "Hò đánh cá", "Thợ làm than đảo Kyushu", "Cắt cỏ tranh" và "Asadoya Yunta") để Giáo sư Nhật Bản Shine Tóhihiko và nhà thơ – nhạc sĩ Ngô Tự Lập dịch tương ứng sang tiếng Nhật và tiếng Việt.

Toàn bộ 12 bài dân ca trên (bao gồm 6 của Việt Nam và 6 của Nhật Bản) sẽ được trình diễn bằng hai thứ tiếng" tại "Liên hoan dân ca Việt Nam – Nhật Bản" ngày 28/10/2023 tại Viện Âm nhạc Việt Nam.

Đây là một hoạt động văn hoá ý nghĩa và độc đáo, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Liên hoan không chỉ góp phần giới thiệu văn hoá Việt Nam và Nhật Bản cho nhân dân hai nước, mà còn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều bài dân ca nổi tiếng của Việt Nam được dịch sang tiếng Nhật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO