Đời sống văn hóa

Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023

Việt Thương 11:24 19/10/2023

Tuần Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc với chủ đề “Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập” sẽ diễn ra từ ngày 26/10 – 2/11.

lang-lua-van-phuc-kham-pha-net-dep-truyen-thong-lua-gam-viet-nam-03-1639722104.jpeg
Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023

Đây là hoạt động được tổ chức chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập phường Vạn Phúc (30.10.2003 – 30.10.2023), qua đó tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các ngành nghề đa dạng của địa phương.

Tuần Văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc có chủ đề: “Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập” diễn ra từ 26.10 đến 2.11 tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

Phần lễ có chủ đề “Cội nguồn văn hóa làng nghề” với hoạt động lễ rước tổ nghề ghi ơn thành hoàng A Lã Đê Nương có công gây dựng quê hương và truyền dạy nhân dân Vạn Phúc nghề dệt lụa tơ tằm. Lễ khai mạc diễn ra lúc 19h30 ngày 26.10, đồng thời tổ chức đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể, Bằng công nhận điểm đến du lịch Thủ đô.

Sự kiện có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề dệt lụa Vạn Phúc và các làng nghề truyền thống khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhìn chung, các hộ kinh doanh và nhân dân trong phường đều nhiệt tình ủng hộ.

Trong khuôn khổ sự kiện, còn có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức, tiêu biểu là chương trình: “Duyên dáng lụa Hà Đông” với cụm hoạt động hội thi sản phẩm làng nghề; trình diễn, giới thiệu mẫu thiết kế xuất sắc; sân khấu hóa các thao tác nấu kén, quay tơ, dệt lụa…

Cùng với đó là các chương trình: Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh; liên hoan văn nghệ quần chúng; trưng bày ảnh đẹp về Vạn Phúc xưa và nay; hội thi vẽ tranh, trình diễn áo dài nhí, các trò chơi dân gian, tiếp sức quay tơ, phơi lụa...

Hoạt động thương mại sẽ diễn ra xuyên suốt trong Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 và tại nhiều nơi trên địa bàn phường như: Phố Lụa, phố ẩm thực, cầu Am, phố hoa sinh vật cảnh, phố đồ cổ đồ xưa… Hoạt động giao lưu thương mại các làng nghề truyền thống với các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm của làng nghề truyền thống Hà Nội. Các tua du lịch trải nghiệm, tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa như: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích đình, chùa, miếu và đền thờ tổ nghề./.

Bài liên quan
  • Sức sống mới từ phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng Thủ đô
    Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thông qua việc phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng đã và đang là một hướng đi được nhiều quận huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội triển khai. Không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa ngày càng cao của nhân dân, hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc phát triển văn hóa – một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được đặt ra trong Chương trình 06 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch cũng như cốt cách của người con gái Hà thành.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Hà Nội: Tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hoá cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu
    Sáng ngày 5/9, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Các em học sinh quận Tây Hồ hân hoan đón năm học mới
    Sáng 5/9, nhiều trường học trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024
    TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư khởi công Dự án xây cầu Tứ Liên trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): 4 tác động tích cực từ chính sách Luật tới người dân và xã hội
    Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) khi xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã dự báo một số tác động đến doanh nghiệp, người dân và xã hội khi Luật có hiệu lực thi hành. Bộ Tư pháp cho rằng sẽ có 4 nhóm tác động tích cực của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Các nội dung mới để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
    Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua có giá trị đặc biệt, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên các nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, từ đó hiện thực hóa khát vọng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm sinh vật cảnh tinh hoa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với quận Nam Từ Liêm tổ chức Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất – năm 2024.
Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO