Văn hóa

Nhân rộng những mô hình kiểu mẫu thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Thành phố

Ly Ly 08:35 06/12/2023

Cách đây gần 7 năm, ngày 10/3/2017, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND về việc ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP Hà Nội. Kể từ đó đến nay, để Quy tắc ứng xử nơi công cộng thật sự đi vào đời sống, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, cần có những mô hình cụ thể để người dân tham gia.

Nhân rộng Mô hình Tổ dân phố văn hoá kiểu mẫu

Mô hình Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã được nhiều địa phương tại Hà Nội triển khai. Mô hình vừa tạo ra những không gian xanh, sạch, văn minh, vừa đưa những quy tắc ứng xử đến với cộng đồng dân cư.

Đồng chí Ngô Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin quận Thanh Xuân, bám sát chỉ đạo của Thành phố và hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở; chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin quận, UBND các phường tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Cùng với đó, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng, triển khai tích cực từ mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận. Ý thức thực hiện văn minh đô thị tại các địa điểm công cộng được cải thiện rõ rệt. Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã góp phần điều chỉnh hành vi, lời nói, ứng xử văn minh nơi công cộng của nhân dân trên địa bàn quận Thanh Xuân.

“Điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại quận Thanh Xuân chính là quận đã tiếp tục duy trì, nhân rộng Mô hình Tổ dân phố văn hoá “5 không”: Không rác; Không có vi phạm pháp luật; Không để xảy ra trường hợp cháy nổ; Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; Không vi phạm trật tự xây dựng”, bà Ngô Minh Hồng nhấn mạnh.

Tại Quận Đống Đa, mô hình Tổ dân phố không tệ nạn xã hội, môi trường xanh, sạch đẹp được triển khai gắn với việc xây dựng Tổ dân phố văn hóa, tổ dân phố không tệ nạn xã hội, tổ dân phố sức khỏe… Đặc biệt, ngày 27/4/2023, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Đống Đa phối hợp với UBND phường Trung Liệt tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại tổ dân phố 23, khu dân cư 12, phường Trung Liệt.

1(1).jpg
Tổ dân phố 23, phường Trung Liệt, quận Đống Đa

Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Đống Đa Đặng Thị Mai cho biết, để triển khai thành công mô hình điểm “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” của quận Đống Đa, 100% hộ gia đình trong tổ đã ký cam kết thực hiện các tiêu chí xây dựng “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”. Bên cạnh đó, tổ cũng đã rà soát, chỉnh trang nhiều hạng mục như sân chơi với các trang thiết bị dành cho trẻ em, niêm yết bảng Quy tắc ứng xử nơi công cộng, bảng tiêu chí thực hiện Tổ dân phố kiểu mẫu… Từ mô hình điểm, quận Đống Đa tiếp tục nhân rộng mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại các phường trên địa bàn quận.

Sau gần 7 năm triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, việc xây dựng nếp sống văn hóa của người dân Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo nhằm đưa văn hóa ứng xử vào trong đời sống cộng đồng dân cư đã xuất hiện, được nhân rộng; trong đó những mô hình, cách làm hay được thực hiện từ tổ dân phố, khu dân cư giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của cộng đồng tham gia xây dựng đời sống văn hóa từ cơ sở, như mô hình Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Ngoài quận Thanh Xuân, Ba Ðình, một số quận, huyện khác như: Đống Đa, Cầu Giấy, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm... cũng tích cực xây dựng các mô hình tổ dân phố, thôn văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Mô hình giữ gìn, làm đẹp đường làng, ngõ phố ngày càng “ Sáng, xanh, sạch, đẹp”

Theo báo cáo của UBND quận Cầu Giấy, triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Thành phố, tại phường Mai Dịch và phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), nhiều mô hình được triển khai hiệu quả, trong đó có mô hình vẽ tranh bích hoạ tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại một số điểm đông dân cư như: đường Võ Chí Công, phố Nghĩa Đô, Tổ dân phố số 8… Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Cầu Giấy đã duy trì và đang thực hiện, nhân rộng các mô hình: Mô hình tranh tường bích hoạ, mô hình “Ngày thứ 7 xanh – Vì cộng đồng san sẻ yêu thương”, mô hình “Thùng rác xanh – tình thương và trách nhiệm, mô hình “Góc xanh”…

Tại quận Đống Đa, các tổ chức đoàn thể và nhân dân tích cực triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình quy tắc ứng xử gắn với các phong trào, cuộc vận động của các ngành, đơn vị: Hội Liên hiệp phụ nữ với phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác ra đường, nơi công cộng”, cuộc vận động “ Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”; duy trì và nhân rộng các mô hình: Tuyến đường nở hoa, con đường bích họa… tại các tổ dân phố, khu dân cư.

2(1).jpg
Nhân dân quận Hoàn Kiếm tích cực tham gia hoạt động tổng vệ sinh môi trường

Nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, quận Hoàn Kiếm cũng là một trong những đơn vị triển khai hiệu quả các Quy tắc ứng xử của Thành phố trong đó có Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Đặc biệt, quận Hoàn Kiếm được Thành phố giao trách nhiệm xây dựng thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận kết nối với không gian đi bộ trong khu phố cổ một mặt tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm Hà Nội, tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; là nơi giao lưu, điểm đến thú vị của người dân đồng thời phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan mặt nước, cây xanh hồ Hoàn Kiếm (di tích Quốc gia đặc biệt), góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì Hòa bình khiến cho lượng khách tới khu vực này vào 3 buổi tối cuối tuần rất đông, phần nào ảnh hưởng tới công tác giữ gìn an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận. Các tụ điểm về VSMT được giải quyết kịp thời như khu vực bờ vở sông Hồng, khu tập thể 6 Lê Thánh Tông, tuyến đường sắt tại phường Hàng Bông, Cửa Đông và tuyến phố Phùng Hưng, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư… góp phần xây dựng văn hóa đô thị, môi trường xanh, sạch, đẹp.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, Thành phố đã chọn quận Hoàn Kiếm là đơn vị làm điểm mô hình Tiểu thương khu phổ cổ thân thiện với du khách, không chèo kéo, tăng giá, ép du khách sử dụng dịch vụ. Trong thời gian tới, quận Hoàn Kiếm tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học, 18 phường trong thực hiện Quy tắc ứng xử nhằm xây dựng hình thành những chuẩn mực văn hóa; góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân khu phố cổ, xây dựng người Hoàn Kiếm thanh lịch, văn minh theo hướng phát triển toàn diện.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhân rộng những mô hình kiểu mẫu thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Thành phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO