Nhà văn Lê Bá Thự - Người "gọi hồn" làng

ART| 04/04/2022 08:33

Bảo rằng, nhà văn Lê Bá Thự, người “gọi hồn” làng, nghe cứ có gì rờn rợn kinh kinh. Nhưng tôi chẳng biết dùng cụm từ nào chuẩn xác hơn để định danh anh. Anh “gọi hồn” làng thật đấy!

Bấy lâu nay, khi bàn đến Lê Bá Thự, chúng ta vẫn thường hình dung một dịch giả có tài. Anh tốt nghiệp Thạc sĩ Trường Đại học Bách khoa Warszawa năm 1970, từng là Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan từ năm 1996 đến năm 2000. Anh cũng là tác giả của trên 30 bộ sách dịch nổi tiếng, được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn Việt Nam về dịch thuật, như tiểu thuyếtHi vọngcủa nhà văn Katarzyna Michalak, tiểu thuyếtQuà của Chúa của nhà văn Dorota Terakowska. Lê Bá Thự cũng từng hai lần được nhận Huân chương Công trạng Cộng hòa Ba Lan do Tổng thống Ba Lan trao tặng năm 2012 và 2017 do những cống hiến xuất sắc của anh trong lĩnh vựcvăn hóagiữa hai nước.
le-ba-thu-cd-dep-1647938628.jpg
Nhà văn Lê Bá Thự

Lần này, Lê Bá Thự đến với chúng ta không phải bằng những công trình dịch thuật, mà là một cuốn sách sáng tác. Cuốn hồi ức tuổi thơ Tôi và làng tôi(Lê Bá Thự - Hồi ức tuổi thơ, NXB Thanh Hóa ấn hành, năm 2020. Giải thưởng Lê Thánh Tông  năm 2020 (giải nhì) - Giải thưởng Văn học nghệ thuật hàng năm của Hội VHNT tỉnh Thanh Hóa).

toi-va-lang-toi-nxb-thanh-hoa-2020-1647938628.jpg

Tác phẩm "Tôi và làng tôi"

Cái “làng tôi” mà anh kể trong cuốn sách này là làng Nguyệt Lãng, xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhưng xem ra cũng chẳng khác gì cái làng Điền Trì ao chuôm đồng bãi của tôi, hay nhiều làng quê khác nữa. Thì cũng vẫn là một rẻo đồng bằng. Đầm ấm, thanh bình nhưng nghèo khó và lam lũ.

Nhìn chung, làng quê Việt Nam là một xứ sở đặc biệt. Về cơ bản, chúng giống nhau lắm. Những năm chiến tranh, nhiều làng bị giặc chiếm đóng. Nước mất, nhà tan, nhưng làng vẫn không mất. Làng thành một pháo đài kiên cố, vững chắc để Đảng và cách mạng bám trụ. Từ đó chiến đấu, giằng co từng bước với giặc và rồi cuối cùng đã giành lại được cả một đất nước rộng lớn. Vậy mà chỉ mấy năm, vâng, chỉ mấy năm mở cửa đón “cơn gió” kinh tế thị trường, một “cơn gió” thật mới mẻ và mát lành thổi qua mà cả cái pháo đài vững như những trụ thép ấy bỗng rung rinh và bục vỡ. Một cuộc đổ vỡ tưng bừng trong sự tái tạo, vui có buồn có. Bề bộn và ngổn ngang. Người nhà quê nhao lên thành phố kiếm sống. Người thành phố lại đổ về quê để được sống. Anh phố thị nào mà chẳng thèm một mảnh đất quê để dựng căn nhà nghỉ, hít thở bầu không khí trong lành. Thế là tất cả nháo nhào. Người quê mang cái luộm thuộm của làng đi khai hóa thành phố. Người phố lại khuân sắt thép về bê tông hóa làng quê. Rốt cuộc đều hỏng cả.

Bởi thế, có một vị giáo sư, tiến sĩ từng ngơ ngác khi trở lại làng quê cũ của mình: “Những lũy tre làng không còn dấu vết - Ao nhỏ chuôm to giờ lấp hết rồi - Vách đất nhà tranh lùi vào cổ tích - Quê tôi bây giờ toàn những sắt thép thôi...”. Lấp ló sau tán sung, vườn chuối, là những nhà nghỉ hai ba tầng với tiếng nhạc xập xình, dậm dật. Làng xuất hiện những quán karaoke, những hiệu lolotica, với cái tên nghe rất Tây, rất hiện đại, đúng là “hòa nhập quốc tế”, nhưng thực ra, đấy là quán lòng lợn tiết canh, món khoái khẩu đã có từ ngàn đời ở làng quê muôn thuở. Rồi cơm bụi. Rồi gà tần. Rồi ao làng, một cái ao tù bỗng chốc thành hồ sinh thái đón các du khách đến ăn nhậu trong các quán lá rồi buông cần thả câu. Các cô thợ cấy, các bà chăn lợn hằng ngày đen nhẻm đen nhèm, giờ cũng phốp pháp phấn son, xúng xính trong những chiếc váy ngắn cũn cỡn như váy búp bê.

Ông bạn tôi, cũng là bạn của Lê Bá Thự, một nhà văn rất nổi tiếng cứ lắc đầu ngán ngẩm: “Có phải ai cũng mặc váy được đâu. Muốn mặc váy, chân phải thon mịn, trắng nõn, đằng này, chân cẳng các mụ đã đen nhẻm, lại khùng khoèo như gốc sắn, gốc tre. Nom ghê chết đi được. Tớ chẳng ham quyền lực, nhưng có lúc lại chỉ muốn được làm một ông gì đấy thật to. Mà chỉ mấy phút thôi. Để làm gì cậu biết không? Để ký một quyết định đanh thép: Cấm tất cả các mụ chăn lợn, các bà thợ cấy không ai được mặc váy!”. May mà ông bạn của chúng tôi không có số làm quan, dù chỉ là ông quan trong chốc lát. Nhờ thế, các em chăn lợn, các bà thợ cấy của làng vẫn tiếp tục nhóng nhánh và ngào ngạt tỏa hương!

Đó chính là vẻ đẹp của làng quê mới. Làng quê ngày hôm nay, thời đất nước mở cửa. Vẻ đẹp này, Lê Bá Thự không bàn đến. Anh chỉ nhớ về cái làng quê thời còn lam lũ, cực nhọc của anh. Ở đó anh có một tuổi thơ ấm áp, vất vả và trong lành. Tuổi thơ của Lê Bá Thự cũng như tuổi thơ của hầu hết những người dân miền Bắc Việt Nam vào những năm 50, 60. Đó là bầu khí quyển trong vắt “Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa”. Nhìn đâu cũng thấy hoa. Đến đâu cũng có tiếng hát. Dù đời sống thực lại vô cùng đói rét và bần hàn. Khổ nhưng mà vui. Một niềm vui có phần bồng bột và nhuốm màu ảo tưởng.

Đọc Lê Bá Thự, ta thấy thú vị cũng vì thế. Nhờ có những trang viết rất chân thực và sinh động của anh mà ta hiểu được một thời. Cái thời ấy hiện không còn nữa. Hình như Lê Bá Thự cũng ý thức được điều ấy. Vì thế, anh đã kỳ công khôi phục lại những vẻ đẹp đã mất. Anh nhẩn nha chiêm ngưỡng và ở không ít trang, anh tỉ mẩn ghi chép như một nhà khảo cứu dân tộc học.

Đó là những món ăn quê, những trò chơi dân gian của con trẻ, những công việc nhà nông, từ việc làm mạ cho đến lúc cấy hái trên cánh đồng làng, rồi chuyện xay thóc giã gạo, chuyện ủ phân chuồng, chuyện xem phim ở bãi chiếu bóng. Bộ phim Bạch Mao Nữ từng nổi tiếng một thời. Sự nổi giận hồn nhiên của mấy anh bần cố nông với địa chủ. Rồi Tết ở trong xóm ngoài làng. Toàn những chuyện lặt vặt, rất khó viết, và nếu có viết được cũng rất khó hay. Thế mà Lê Bá Thự vẫn kể được. Thật thà, hồn nhiên, cứ như nhớ gì kể nấy. Kể chuyện mình mà lại ra chuyện người. Chuyện của làng mình mà cũng là chuyện của nhiều làng quê khác. Đó là những vẻ đẹp đã “lùi vào cổ tích”. Nhưng nó là hồn vía của làng quê. Mà cái hồn vía ấy, hiện lại đang bị phiêu bạt.

Thì cũng như ở các làng quê ta xưa, thi thoảng, có những người ốm nặng, hay những anh trúng gió, đang trong cơn mê sảng, chấp chới giữa âm và dương, thế là làng cồn lên những tiếng gọi, những tiếng hú, gọi hồn về với xác. Những người đàn bà lớn tiếng dài hơi đều được xung vào đội quân gọi hồn: Hú ba hồn chín vía chị đĩ Nhớn ở đâu thì về với chồng với con nhớ… ớ… ớ…….”. “Hú ba hồn bảy vía thằng buồi Khoăm ở đâu thì về…ề… ề…”. “Hú ba hồn chín vía….”. Thế là cứ ời ời, eo éo, tiếng hú vọng từ cánh đồng vào phía đầu làng. Rồi từ đầu làng vòng ra các lối xóm ngoài đồng xa. Trong đêm, nhất là những đêm tối giời, mưa phùn gió bấc, nghe mới ghê rợn. Ấy thế rồi, không ít người, đã chấp chới bước đến cổng thiên đàng, nghe tiếng hú gọi ấy mà tỉnh lại, mà trở về với cõi trần gian đấy.

Lê Bá Thự cũng là một người “gọi hồn” cả tiếng dài hơi như thế. Nhưng anh không gọi hồn người mà gọi hồn làng. Và rồi nhờ tiếng “gọi” da diết của anh, những vẻ đẹp của làng quê, những hồn vía của làng quê xưa đã thấp thoáng trở về rồi lồng lộng hiện lên nguyên vẹn, sắc nét trong cuốn sách này. Không phải chỉ có làng Nguyệt Lãng của anh, mà cả làng Điền Trì của tôi, và còn rất nhiều làng quê khác trong suốt dải đồng bằng Bắc Bộ cũng đã thấp thoáng về đây, sum vầy quần tụ trong những trang sách này.

Tôi đánh giá rất cao cuốn sách là vì như vậy. Nó bảo tồn, nó gìn giữ một di sản văn hóa mà bây giờ đang mất đi, đang cứ lặng lẽ tan biến đi, có cách nào giữ được nó không? Phải nhờ vào văn học thôi, và không phải cuốn sách văn học nào cũng làm được điều đó. Lê Bá Thự làm được điều đó một cách rất trọn vẹn. Nhiều người thích cuốn sách này là vì như vậy. Họ gặp lại làng quê của mình, đồng thời họ cũng gặp lại chính tuổi ấu thơ của mình, cái tuổi, có thể nói, một đi không bao giờ quay trở lại nữa. Cái quý là ở đó. Đây là một bảo tàng rất đặc biệt. Không phải là bảo tàng của những hiện vật đã đóng băng, mà là hiện vật sống, cùng với nó là việc thả hơi thở làm tái hiện lại cả một thời kỳ. Tôi cho đây là một cuốn sách có giá trị, một cuốn sách rất đáng quý. Tôi đánh giá cao cuốn sách là vì thế”.

Đọc “Tôi và làng tôi”, không hiểu sao, tôi cứ nhớ đến “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán, một kiệt tác của văn học Việt Nam hiện đại. Cũng như Lê Bá Thự, Duy Khán chỉ viết những chuyện lặt vặt ở làng quê, chuyện cây mít, cối đá, con vện, cổng chùa…Mỗi mẩu chỉ phong phanh mấy trăm chữ, hoặc vài trang, nhưng gộp lại, nó là cuốn tiểu thuyết tự truyện của tác giả. Có người, có cảnh, có cốt truyện, với bao nhiêu tình huống hấp dẫn. “Tôi và làng tôi” không phải tiểu thuyết. Nó là một dạng tản văn, tạp văn, kể về những nỗi nhớ, những kỷ niệm miên man, đứt nối. Vậy mà đọc vẫn thấy hấp dẫn. Ai cũng như được gặp lại làng quê mình, tuổi thơ mình. Đó là biệt tài của Lê Bá Thự chăng?

“Tôi và làng tôi” như một bảo tàng nho nhỏ, một bảo tàng riêng của Lê Bá Thự, lưu giữ những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê những năm 50, 60. Đó là bầu khí quyển trong vắt. Bầu khí quyển nông dân mà ta ngỡ chỉ có thể tìm thấy ở nước Thiên Đàng...

(0) Bình luận
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • "Bài văn về trứng vịt lộn" đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024
    Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần hai chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Nhà văn Lê Bá Thự - Người "gọi hồn" làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO