Nhà thờ Lớn - khoảng lặng trong lòng đô thị

HNMCT| 20/12/2020 10:45

Nhà thờ Lớn Hà Nội (số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) là Nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội. Đây là một trong những công trình Thiên chúa giáo được xây dựng sớm nhất và là nhà thờ đẹp nhất ở Hà Nội.

Nhà thờ Lớn - khoảng lặng trong lòng đô thị
Nhà thờ Lớn Hà Nội, điểm đến thú vị và hấp dẫn. Ảnh: Linh Tâm

Sự giao lưu văn hóa Đông - Tây

Khu đất xây dựng Nhà thờ Lớn ngày nay trước vốn là chùa Báo Thiên, tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên tự. Chùa được dựng năm 1057, dưới triều vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072), thuộc thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương (xưa gọi là phường Báo Thiên). Suốt hai triều Lý - Trần (gần 400 năm), chùa Báo Thiên là trung tâm Phật giáo của kinh đô Đại Việt.

Đầu thế kỷ XV, chùa Báo Thiên bị giặc Minh phá hủy nặng nề, nhiều bảo vật quý bị thất lạc, trong số đó có tháp Báo Thiên - một trong “An Nam tứ đại khí” (4 bảo vật của nước Nam). Đến thời Lê, chùa Báo Thiên được phục dựng, trùng tu. Cuối thế kỷ XVIII, một trận hỏa hoạn lớn đã hủy hoại chùa. Các nhà sư chuyển sang nơi khác. Chùa Báo Thiên trở nên hoang phế.

Năm 1882, quân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. Năm 1883, tổng đốc Nguyễn Hữu Độ giao khu chùa cũ này cho giám mục Puginier để kiến tạo công trình Nhà thờ chính tòa thánh Giuse. Công trình được xây dựng từ năm 1884 và khánh thành đúng dịp Noel năm 1887. Nhà thờ chính tòa thánh Giuse được thiết kế theo phong cách Gothique, chịu ảnh hưởng của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m.

Công trình được chia làm 3 phần: Hai bên là hai tháp chuông cao vút, ở giữa là khối thấp hơn, kết thúc bằng đỉnh tường hình tam giác với cây thánh giá tạo điểm nhấn. Phần lớn các cửa ra vào và cửa sổ đều sử dụng hình thức vòm cuốn nhọn Gothique điển hình. Trước nhà thờ có một quảng trường nhỏ với tượng Đức Mẹ làm tăng thêm giá trị cảnh quan.

Bên trong nhà thờ chia làm ba phần: Sảnh đón tiếp phía trên có gác đàn (nơi dành cho ca đoàn), nơi giáo dân hành lễ và cung thánh - nơi cử hành thánh lễ. Cung thánh và các ban thờ được trang trí bằng gỗ chạm trổ hoa văn, sơn son thếp vàng, có tính nghệ thuật dân gian độc đáo.

Về tổng thể, công trình mang phong cách kiến trúc Gothique châu Âu nhưng có sự kết hợp với kiến trúc bản địa, thể hiện ở hệ thống mái ngói đất nung cùng hệ thống trang trí nội thất mang đậm tính truyền thống Việt Nam. Do đó, Nhà thờ Lớn Hà Nội là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa Đông - Tây đặc sắc.

Điểm đến hấp dẫn

Nằm ở trung tâm Thủ đô, Nhà thờ Lớn là một điểm nhấn của không gian đô thị và nằm trong quần thể di sản quanh Hồ Gươm. Hằng năm, cứ vào dịp Giáng sinh, Nhà thờ Lớn lại được trang hoàng rực rỡ và trở thành điểm đến, chốn hành hương của đông đảo tín đồ Công giáo cùng giới trẻ Hà thành. Nhiều người không theo đạo nhưng vẫn đến đây vào dịp Noel để tận hưởng không khí ấm áp và nghe những bản thánh ca trong một không gian rất... Hà Nội.

Anh Antoine Bertrand, một kiến trúc sư người Pháp đang làm việc tại Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất thích không gian phía trước nhà thờ, với dãy quán cà phê giản dị. Đây là một khoảng lặng tuyệt vời trong lòng đô thị...”. Còn chị Bùi Mai Hương, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: “Nếu như thành phố Hồ Chí Minh có Nhà thờ Đức Bà thì Hà Nội có Nhà thờ Lớn thú vị không kém. Nhà thờ Đức Bà có vẻ đẹp lộng lẫy còn Nhà thờ Lớn Hà Nội lại mang vẻ giản dị, thâm trầm đặc trưng của Thủ đô”.

Là một điểm tham quan hấp dẫn, Nhà thờ Lớn nằm trong chương trình city tour (tham quan thành phố) của nhiều công ty lữ hành, vận chuyển như chương trình khám phá Hà Nội bằng xe buýt hai tầng của Công ty Cổ phần Ngắm cảnh Việt Nam hay Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco). Anh Trương Thanh Long (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gia đình tôi hủy kế hoạch đi du lịch xa và chuyển sang hướng staycation (du lịch tại chỗ). Gia đình tôi đã có hai ngày khám phá Thủ đô với trải nghiệm ở khách sạn trong khu phố cổ, tham quan bằng xe buýt hai tầng và dừng chân tại Nhà thờ Lớn nhâm nhi cà phê, tìm hiểu kiến trúc bên trong nhà thờ. Nhờ đó, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của công trình đặc biệt này”.

Ông Nguyễn Văn Nở, một giáo dân trong khu vực, thành viên Ban trị sự nhà thờ bày tỏ: “Chúng tôi ý thức rằng đây là một di sản quý giá. Nhà thờ không chỉ là nơi hành lễ của giáo xứ, giáo dân mà còn là một điểm tham quan đặc biệt của Thủ đô. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn kiến trúc, cảnh quan để Nhà thờ Lớn mãi là một công trình đẹp của Hà Nội”.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Góp thêm tiếng nói xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
    6 đội tham gia “Liên hoan tiểu phẩm tuyên truyền, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của Thị xã Sơn Tây đã có những màn trình diễn ý nghĩa góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm,…
  • Chuỗi tiện ích phong cách hoàng gia nâng tầm chuẩn sống thượng lưu tại Đảo Vua
    Tọa lạc tại vị trí đắc địa nơi cửa ngõ Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, phân khu Đảo Vua mang đến cho gia chủ trải nghiệm sống phong cách hoàng gia sang quý nhờ những tiện ích đặc quyền như Ngự Hoa Viên và trường học ngay nội khu hay Vincom Mega Mall cách vài bước chân.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thờ Lớn - khoảng lặng trong lòng đô thị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO