Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nhà giáo Phạm Thị Minh Nguyệt: Người giáo viên tâm huyết, tận tụy với nghề

Lệ Quyên 17/11/2023 09:41

Với cô giáo Phạm Thị Minh Nguyệt, giáo viên dạy môn Văn, Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), trong suốt những năm tận tâm với sự nghiệp trồng người, cô chỉ có một niềm mong mỏi duy nhất là làm sao trao truyền hết được những kiến thức mình có, truyền được cảm hứng, niềm đam mê học tập đến các thế hệ học sinh, mở ra cho các em những chân trời mơ ước.

Từ cơ duyên và sự tân tâm với nghề...

Nói về cơ duyên đến với nghề giáo viên cô Minh Nguyệt chia sẻ: "Ngày còn đi học bậc THCS tôi rất quý và thần tượng cô giáo chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy môn Văn suốt 4 năm học. Qua những bài giảng của cô ngày ấy đã khơi dậy trong tôi ước muốn trở thành cô giáo. Và ước mơ ấy đã thành sự thật khi tôi được đứng trên bục giảng, được cháy hết mình cùng học sinh thân yêu. Những ngày đầu đối với tôi cũng không dễ dàng gì, bản thân còn bỡ ngỡ, chưa nắm bắt tâm sinh lý của học sinh nên còn gặp nhiều khó khăn, nhờ sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô đi trước nên dần dần có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, từ đó chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao". Ngay từ những ngày đầu đứng trên bục giảng, cô Minh Nguyệt đã dành cả tâm huyết vào từng bài giảng để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Với suy nghĩ dạy những gì học sinh cần chứ không phải dạy những gì mình có, cô luôn nỗ lực trau dồi sự hiểu biết, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức tiết học phong phú, giúp học sinh hứng thú, tập trung vào bài giảng.

co-nguyet.jpg
Với cô giáo Phạm Thị Minh Nguyệt thì mái Trường THCS Dịch Vọng là ngôi nhà thứ 2 của mình.

Cô Minh Nguyệt chia sẻ: "Là giáo viên dạy môn Văn, tôi đặt hết tình yêu, tâm huyết vào mỗi bài giảng, đặt mình vào mỗi nhân vật trong tác phẩm văn học để có phương pháp truyền đạt dễ hiểu nhất với học sinh, đặt mình vào nhân vật để thấu cảm và từ đó chính mình là người dẫn lối cho học sinh bước vào tác phẩm văn học một cách hứng khởi nhất".

Cô luôn tâm niệm, nghề giáo không chỉ là dạy học, trao truyền tri thức mà còn là cha mẹ, là bạn, là quan toà, là nhà tâm lý. Và dù ở bất cứ vai trò nào cũng cần công tâm và đặt học sinh ở vị trí trung tâm để trân trọng, yêu thương. Cô Minh Nguyệt hiểu rằng, các em học sinh luôn cần được khích lệ đặc biệt ở độ tuổi cấp 2 là độ tuổi mà cái tôi của các em đang được hình thành và muốn được khẳng định mình. Vì vậy, sự gần gũi, chia sẻ chân thành của thầy cô lúc này là vô cùng cần thiết. Không chỉ là giáo viên dạy giỏi mà cô Minh Nguyệt còn rất tâm lý và thấu hiểu học trò của mình, cô tậm sự: Nghề làm thầy nhưng trước hết mình hãy là trò để thấu cảm mọi điều và khi ấy mọi xử lý trong các tình huống sẽ nhẹ nhàng và phù hợp, đem đến sự thoải mái nhất cho các học sinh dù các em mắc lỗi. Chúng ta hãy khen các em, dù chỉ chút thành công của các em trước đám đông, trước tập thể, còn những lỗi lầm ta hãy gặp riêng và phân tích giảng giải tránh đay nghiến từ đó cũng tạo động lực cho các em trong học tập. Hãy trao cơ hội để các em được khẳng định mình và cảm hoá bằng niềm tin, bằng tình yêu thương.

Đến niềm hạnh phúc khi được cháy hết mình qua từng bài giảng

Theo cô Minh Nguyệt, văn học chính là cuộc sống được cách điệu hóa qua lăng kính của nhà văn. Vì vậy, truyền được cảm hứng cho học sinh qua từng bài giảng là truyền được cảm hứng cho các em trong cuộc sống, khiến các em sống tích cực và yêu cuộc sống hơn. Cô giáo Phạm Thị Minh Nguyệt đã thấu hiểu, đồng hành cùng học sinh để khơi dậy niềm đam mê học tập, khuyến khích các em phấn đấu thực hiện ước mơ của mình. Ở mỗi đối tượng học sinh, cô lại có phương pháp riêng, giúp các em luôn thấy môn Văn là một môn học rất thú vị và gần gũi với cuộc sống, nó giúp các em thấy được cuộc sống tươi đẹp như thế nào. Cô luôn trăn trở và đầu tư thời gian để làm sao cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với mọi học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của các em. Thiết kế bài giảng khoa học, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải, gần gũi, dễ hiểu nhất.

Cô Minh Nguyệt luôn tâm niệm rằng các em học sinh chính là đứa con chung của cha mẹ và thầy cô, nên việc dạy bảo, quan tâm các em là quyền và trách nhiệm của mỗi giáo viên như cô. Cô luôn tận tâm, đồng hành và hướng dẫn tỉ mỉ cũng như trao đổi, phối hợp kịp thời với phụ huynh học sinh để tránh xảy ra hiểu lầm hay những điều đáng tiếc cho các em. Cô Minh Nguyệt cũng luôn đặt tập thể nhà trường lên hàng đầu. Luôn nỗ lực vì một tập thể bền vững và để xứng đáng với tình cảm trân quý từ đồng nghiệp và sự tin tưởng của BGH.

co-nguyet-2.jpg
Cô giáo Phạm Thị Minh Nguyệt trong tiết dạy môn Văn học trên lớp cho học sinh

Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, là chừng ấy thời gian cô Minh Nguyệt miệt mài, dốc tâm huyết với nghề. Cô không nề hà, quản ngại bất cứ việc gì miễn sao giúp được cho học trò của mình tiến bộ. Và điều khiến cô Nguyệt tâm đắc nhất đó là được truyền cảm hứng môn Văn học, những bài học nhân văn cũng như tình yêu, niềm đam mê với môn học cho học sinh.

Từng ấy năm trong nghề, tình yêu và lòng nhiệt huyết của cô Nguyệt với nghề vẫn luôn cháy bỏng. Phần thưởng quý giá nhất mà cô Nguyệt nhận được đó chính là tình cảm của các thế hệ học sinh đã từng được cô dìu dắt, dù giờ đây, có nhiều em đã ra trường, đã trưởng thành nhưng các em vẫn luôn dành tình cảm tốt đẹp, vẫn về thăm cô mỗi khi có dịp. Hạnh phúc nào hơn như thế đối với một người làm thầy.

co-nguyet-3.jpg
Cô giáo Phạm Thị Minh Nguyệt nhận được sự yêu quý của nhiều học sinh và phụ huynh trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái, sáng tạo trong giảng dạy, cô giáo Phạm Thị Minh Nguyệt, giáo viên trường THCS Dịch Vọng đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy, được đồng nghiệp và học trò yêu quý, trân trọng. Trong nhiều năm cô đều là giáo viên dạy giỏi, là chiến sĩ thi đua và được nhà trường phân công dạy ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi và ôn thi vào lớp 10 cho học sinh ở bộ môn Văn. Với sự tân tâm, yêu nghề cô giáo Phạm Thị Minh Nguyệt chính là một bông hoa đẹp trong vườn hoa đang khoe sắc của ngành giáo dục Thủ đô./.

Bài liên quan
  • Cô giáo ươm mầm văn học thiếu nhi
    Trong tháng kỷ niệm tri ân các nhà giáo Việt Nam, tôi muốn nói về một cô giáo đã theo đuổi văn chương từ tấm bé. Đó là TS. Nguyễn Thanh Tâm, sinh năm 1982, quê gốc Quảng Bình. Chị là tác giả của hai cuốn sách: “Bí mật tuổi trăng non” (2018) và “Dòng chảy lấp lánh” (2023) với bút danh Thanh Tâm Nguyễn đang được giới chuyên môn quan tâm.
(0) Bình luận
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
  • Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
  • Xây dựng nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội
    Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội; hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc”... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Nhà giáo Phạm Thị Minh Nguyệt: Người giáo viên tâm huyết, tận tụy với nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO