Giáo dục

Cô giáo lớp 1 giỏi chuyên môn và tận tâm với nghề “gõ đầu trẻ”

Ly Ly 07/07/2023 17:09

Hình ảnh “người mẹ hiền” với dáng vẻ nhỏ nhắn, nhẹ nhàng khác hẳn với nhiệt huyết mạnh mẽ ẩn chứa bên trong mỗi khi nói về nghề “gõ đầu trẻ”, về những giờ lên lớp của cô Nguyễn Thị Mai Hương, giáo viên khối lớp 1, Trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về một cô giáo “nhỏ mà có võ”.

Yêu nghề từ trong huyết quản

Trong chặng đường hơn 30 năm không ngừng phấn đấu và trưởng thành, Trường Tiểu học Nam Thành Công luôn nỗ lực để xứng đáng là một trong những là cờ đầu khối Giáo dục Tiểu học Thủ đô, là địa chỉ tin cậy của quý phụ huynh để gửi gắm con em vào học lớp 1. Một trong những tấm gương thầm lặng góp phần cho sự thành công đó của trường không thể không kể đến cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương.

3.jpg
Cô Mai Hương (Thứ 3 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm với Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp nhân sự kiện đặc biệt của Trường Tiểu học Nam Thành Công

Tốt nghiệp Trung học sư phạm Hà Nội, năm 1992, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Mai Hương được nhận về công tác tại Trường Tiểu học Nam Thành Công. Đây cũng là thời điểm trường mới đi vào hoạt động. Với mong muốn được nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ tốt hơn nữa cho “sự nghiệp trồng người”, cô Mai Hương tiếp tục học Chuyên tu Cao đẳng rồi Đại học của Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.

Cô Mai Hương tâm sự: “Không có thầy giỏi, không thể có trò giỏi, chính vì vậy tôi luôn muốn hoàn thiện bản thân”. Là một giáo viên tâm huyết, cô luôn không bằng lòng với những gì mình đã đạt được, luôn cố gắng tu dưỡng rèn luyện đạo đức, không ngừng học tập, trau dồi nâng cao chuyên môn, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp để có những bài giảng hay. Cô còn thường xuyên tìm hiểu học hỏi thêm những vốn kiến thức trong thực tiễn cuộc sống, tham khảo các trang mạng có nội dung về giáo dục để đổi mới phương pháp học tập, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.

z4486702237691_c25223e6eb16f899e535d11330db9e0b.jpg
Cô Mai Hương trong một giờ lên lớp

Trong quá trình dạy học, cô luôn mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm từ các thầy, cô đi trước, tích cực tham gia các cuộc thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Mỗi giờ dạy của cô Mai Hương luôn là những sáng tạo không ngừng nghỉ. Bởi cô là người không thích những lối mòn, không bao giờ tự hài lòng với những gì mình đã có, luôn muốn làm “mới” mình.

Cô Phạm Thị Phúc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công cho biết, trường được đánh giá là ngôi trường có chất lượng giảng dạy và học hàng đầu trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung; là cái nôi đầu tiên áp dụng phương pháp cải cách, đổi mới trong giáo dục cấp Quận và Thành phố.

“Cô Mai Hương là một cô giáo tâm huyết, yêu nghề, say nghề. Cái cách cô Mai Hương chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương học sinh và đặc biệt là thành tích học tập nổi trội của các em học sinh qua nhiều năm cô chủ nhiệm, sự tin tưởng và tín nhiệm của nhiều phụ huynh là minh chứng sinh động nhất về năng lực chuyên môn cũng như tâm huyết của cô. Hiện nay, nhiều phụ huynh khi đăng ký cho con vào khối lớp 1 của trường đều mong muốn được xin vào lớp cô Mai Hương chủ nhiệm”, cô Phạm Thị Phúc nhấn mạnh.

z4486715358294_5f646f8415d71d998881326c912c0808.jpg
Ban Giám hiệu luôn quan tâm, động viên cô Mai Hương (Bên trái ngoài cùng: Cô Phạm Thị Phúc, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công)

Cô Mai Hương cho biết, cô rất tâm đắc với câu nói “Dạy học không phải chất đầy lên một cái thùng rỗng mà là thắp sáng lên ngọn lửa”. Do vậy, cô luôn cố gắng truyền đạt kiến thức cho học sinh bằng cách tạo sự húng thú cho các con vì theo cô chỉ khi húng thú các con mới tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất. Nghề giáo với không ít vất vả, đặc biệt là với giáo viên khối lớp 1 như cô thì sự vất cả đó được tính theo cấp số nhân.

Theo cô Mai Hương, dạy học sinh lớp 1 vừa khó, vừa dễ. Dễ bởi kiến thức truyền thụ cho các con lớp 1 đơn giản, không nhiều; còn khó bởi cách thức truyền đạt phải làm sao để các con dễ hiểu, dễ tiếp thu; và quan trọng là khơi gợi hứng thú, đam mê, yêu thích việc học tập của các em; tiến đến các em yêu cô, yêu lớp và yêu trường. “Đây là còn chưa kể đến việc ở cái tuổi của các con lớp 1, nhiều con sức khoẻ không được tốt, thường xuyên đau ốm, nghỉ học; rồi một số con gặp vấn đề đề IQ, tự kỷ; vấn đề về hoàn cảnh gia đình… thì càng cần các cô giáo phải nỗ lực nhiều hơn nữa”, cô Mai Hương vẻ trầm tư thổ lộ.

Trở về với thời gian chập chững bước vào nghề thầm lặng chở “những chuyến đò tri thức”, với kinh nghiệm còn ít ỏi của một cô giáo trẻ mới ra trường, cô Mai Hương ngày đó vẫn luôn ngày ngày miệt mài với từng trang giáo án, say sưa với từng giờ giảng, tự mày mò làm nhiều phương pháp giảng dạy để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh. Như người lái đò đưa khách sang sông, mấy ai nhớ đến chuyến đò mình đi qua do ai cầm lái. Cuộc đời lặng lẽ trôi, lòng yêu nghề, mến trẻ của cô vẫn mặn mà, đằm thắm. Với cô việc đi sớm để đón học sinh và về muộn khi đường phố đã lên đèn hàng ngày, để ở trên lớp miệt mài chấm bài, luyện rèn chữ viết để đem đến những tiết học hay cho các con học sinh thân yêu… là chuyện bình thường. Cô Mai Hương nói rằng, với cô được đến lớp mỗi ngày, được chăm sóc và chứng kiến sự lớn lên, thưởng thành mỗi ngày của đàn con nhỏ, đã là hạnh phúc. Hạnh phúc đó đã gắn với cô nhiều năm qua.

Chia sẻ về bí quyết thành công, cô Mai Hương khiêm tốn cho biết, cô luôn nhận được quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu; sự yêu thương, chia sẻ từ đồng nghiệp. “Mình cứ đặt chữ tâm lên hàng đầu thôi. Mỗi ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ của các con học sinh luôn là niềm vui, là động lực giúp mình vượt qua mọi khó khăn, tâm huyết hơn với nghề”.

z4486715644686_b62f15c03d8ab786a7d942758b588527.jpg
Cô Mai Hương vui vẻ bên đàn con yêu thương sau mỗi giờ lên lớp

Nhiều học sinh được cô Mai Hương đón đầu lớp 1 đều trở thành những học sinh ngoan, có nề nếp, nhiều con thi đỗ đạt các giải cao cấp Trường, Quận, Thành phố, Quốc gia, Quốc tế… Có nhiều bạn đã thi đỗ các trường chuyên nổi tiếng như: chuyên Sư phạm, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An… Các giải giải thưởng danh giá như: Viết chữ đẹp, giải toán Tiếng Việt, toán Tiếng Anh; danh hiệu học sinh tiêu biểu Thủ đô … của các em học sinh Trường Tiểu học Nam Thành Công đều ít nhiều có bàn tay “vun trồng, chăm bẵm” và dấu ấn “thắp lửa” thầm lặng của “Giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cô giáo Chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố” Nguyễn Thị Mai Hương.

2(2).jpg
Cô Mai Hương (Thứ 2, từ phái  sang) nhận khen thưởng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" Thành phố ngày 20/6/2023

Từ tài năng, sự cần mẫn, tâm huyết, cô Mai Hương vinh dự được trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý trong công tác giảng dạy cũng như trong các hoạt động khác như: Chiến sĩ thi đua cấp Quận nhiều năm liền; Sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận, Thành phố; Giải Nhất, Nhì cuộc thi Viết chữ đẹp cấp Quận; Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” 2021… Và mới đây nhất, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), cô Mai Hương được UBND Thành phố Hà Nội khen thưởng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” vì đã có thành tích trong thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước; mang trí tuệ, sức lực của mình góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô nói chung và vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của quận Đống Đa nói riêng.

Yêu thương học sinh như con của mình

Bên cạnh là một giáo viên chủ nhiệm giỏi với chuyên môn vững vàng, cách dạy hiệu quả, viết chữ đẹp, “cây sáng kiến cấp Quận, Thành phố” và sự tận tâm dành cho học trò, cô Mai Hương là còn một nhà giáo giàu lòng nhân ái. Dù là những giờ học thú vị hay những giờ ra chơi, cô Hương luôn tạo tình cảm thân thiện, gần gũi với các con, coi các con như chính những người con của mình. Cô Mai Hương vinh dự được nhận Công đoàn Ngành Giáo dục – Đào tạo Hà Nội trao tặng danh hiệu “Cô giáo người mẹ hiền cấp Quận” giai đoạn 1994 – 1999.

Chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong sự nghiệp “trồng người” của mình, cô Mai Hương không khỏi bùi ngùi xúc động: “Trong suốt 30 năm dạy học, tôi có rất nhiều điều thú vị với học trò nhưng hầu hết những kỉ niệm đáng nhớ nhất đó đều gắn với các em học sinh có hoàn cảnh “đặc biệt”. Có trường học em học sinh bố mẹ còn trẻ và bị ung thư giai đoạn cuối, bố thường đi công tác xa nhà. Tôi thấy rất thương con. Do vậy, ngoài việc dạy dỗ con như các bạn trên lớp, tôi quan tâm gần gũi con hơn, chia sẻ nhằm bù đắp phần nào những thiệt thòi cho con.

Ở một hoàn cảnh khác, có em học sinh bố mẹ lấy nhau khi còn quá trẻ và chia tay, để con cho ông, bà đã có cao tuổi nuôi. Xót thương cho hoàn cảnh của con, cô thường xuyên dành thời gian lúc hết giờ để giảng bài cho con. Cô mua sách vở, quần áo để động viên, an ủi con.

z4486716031895_698421e2b2eaef4d6b06515517977c56.jpg
Cô Mai Hương trong một lần tham gia hoạt động thiện nguyện của trường

Cô tâm niệm: “Đã là nhà giáo thì phải chuẩn mực về đạo đức, phải có năng lượng tích cực và là tấm gương sáng để học trò noi theo”. Là một nhà giáo, hơn nữa vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi còn trẻ (chỉ sau mấy năm ra trường), cô Mai Hương là tấm gương sáng về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh hoạt động giảng dạy, cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động tuyên truyền, xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống, tác phong làm việc, luôn gương mẫu đi trước, làm trước, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể.

Khi được hỏi về mái ấm nhỏ của mình, cô Mai Hương vẻ ánh lên niềm hạnh phúc: “Tôi có được những “trái ngọt”như ngày hôm nay có phần quan trọng nhờ sự cổ vũ, động viên của gia đình. Chồng tôi là người luôn thông cảm với công việc của vợ. Cả hai con đều ngoan ngoãn, học giỏi. Con trai lớn hiện đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao, con trai bé đang học lớp 8”. Bản thân cô Mai Hương được tặng thưởng Danh hiệu “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà cấp Quận”.

Là giáo viên đạt nhiều thành tích, nhưng đối với cô Mai Hương niềm vui lớn nhất là được làm nghề giáo bình dị. Đó là khi được đứng lớp, khi được ngắm nhìn những khuôn mặt ngây thơ, nụ cười trong trẻo của học sinh; là khi cảm nhận được tình yêu thương của học trò dành cho mình, là mỗi ngày vào trường, vào lớp có học sinh thân yêu ùa ra chào đón… thì những mệt mỏi, căng thẳng trong cô tan biến hết. Vui hơn nữa, là khi các em tiếp thu được những kiến thức mà mình đã tận tâm truyền dạy.

Hành trình bao nhiêu năm chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ học sinh tại ngôi Trường Tiểu học Nam Thành Công yêu dấu cũng là bấy nhiêu năm cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương chưa một ngày ngừng nghỉ và luôn dành trọn tài năng, tâm huyết, tình yêu của mình để “ươm mầm xanh” cho lớp lớp đàn con thân yêu.

Bài liên quan
  • Bài 2: Giữ lửa, nâng tầm nghề sơn mài truyền thống
    Trải qua thăng trầm thời gian, nghề sơn mài làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vẫn được các thế hệ nghệ nhân, người dân nơi đây gìn giữ, phát triển. Bằng đôi bàn tay khéo léo, không ngừng sáng tạo, người dân Hạ Thái đã, đang sống được bằng nghề truyền thống với các sản phẩm sơn mài đậm nét văn hóa Việt và có tính nghệ thuật cao.
(0) Bình luận
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
  • Quận Ba Đình (Hà Nội) trao giải cuộc thi Olympic
    Sáng 20/5, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức tổng kết và trao Giấy chứng nhận học sinh giỏi (HSG) trong cuộc thi Olympic các môn văn hóa và Khoa học lớp 6,7,8 cấp THCS quận Ba Đình năm học 2023 - 2024. Bà Phạm Thị Diễm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình dự và trao giải cho các em học sinh.
  • Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
    Lễ Tổng kết chương trình Tuần Lễ Vàng 2024 và Kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (2009 – 2024) với chủ đề: "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn” diễn ra ngày 19/5 tại Hà Nội.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
  • Hội thảo khoa học “Can thiệp sang thương động mạch vành phức tạp”
    Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với tổ chức chương trình Hội thảo khoa học tim mạch chuyên sâu MedTED “Can thiệp sang thương động mạch vành phức tạp” để cập nhật những tiến bộ mới trong kĩ thuật can thiệp động mạch vành mới cho cán bộ y tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Làm gì để đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại?
    Do kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt là các thợ hàn cắt kim loại còn hạn chế nên trong quá trình hàn cắt kim loại, nhiều vụ cháy, nổ đã xảy ra. Liên quan đến vấn đề này, UBND Thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
Đừng bỏ lỡ
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
Cô giáo lớp 1 giỏi chuyên môn và tận tâm với nghề “gõ đầu trẻ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO