Người Hà Nội

Cô giáo Vũ Thị Thanh Thủy - Người truyền lửa yêu thương

Khánh Thư 11:39 04/05/2023

Trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố năm học 2022 – 2023, cô giáo Vũ Thị Thanh Thủy, Trường Tiểu học Chu Văn An A đã vinh dự đoạt giải Nhất với bài giảng Cơ thể em (môn học Tự nhiên và Xã hội). Giải thưởng mà cô giáo Thủy đã đạt được góp phần làm dày thêm bảng thành tích dạy giỏi, học giỏi của cô và trò nhà trường trong những năm học vừa qua.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà thành lịch sử, ngay từ khi còn nhỏ, cô bé Thủy đã ước mơ sau này trở thành cô giáo. “Ngày xưa, mỗi lần chơi cùng các bạn mình chỉ chơi trò đóng giả làm cô giáo. Những cánh cửa sổ của bố mẹ là bảng, phấn viết là những viên gạch vỡ” - cô giáo Thủy nhớ lại. Niềm ước mơ và khao khát được ấp ủ từ tấm bé cùng sự quyết tâm, nỗ lực đã đưa cô đến với nghề giáo và gắn bó như một lẽ tự nhiên.

Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm năm 2010, cô giáo Thủy nhận công tác tại trường Tiểu học Thịnh Hào, tiếp đó là trường Tiểu học Chu Văn An, Tiểu học Quảng An và hiện tại cô là giáo viên lớp 1D trường Tiểu học Chu Văn An A, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.

1.-co-giao-thuy.jpg
 Với học trò, cô giáo Thanh Thủy như người mẹ thứ hai.

Nhớ lại thuở mới vào nghề, cô giáo Thủy chia sẻ điều khó khăn lớn nhất với cô giáo đó là làm sao cho học sinh nghe lời cô, háo hức được đến trường, đến lớp, háo hức với bài giảng của cô. “Để làm được điều đó thì mình phải cố gắng làm bạn với các con, chơi với các con, từ đó các con sẽ nghe lời cô chứ không phải là những lời quát mắng hay dọa nạt. Khi con hứng thú với bài giảng con sẽ hiểu bài rất nhanh, mỗi tiết học trở nên thú vị vô cùng”, cô giáo Thủy nhớ lại.

Đặc thù trẻ học lớp 1 là chuyển từ bậc mầm non lên tiểu học, mọi tâm sinh lý thay đổi vì vậy nhiệm vụ của cô giáo không chỉ là dạy mà còn dỗ dành, uốn nắn các con cả về nề nếp và tác phong. Với niềm đam mê, nhiệt huyết yêu nghề , yêu trẻ, cô Thủy đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu, biến những giờ lên lớp của mình thành những buổi học, giây phút trải nghiệm thú vị và bổ ích. Mỗi lứa trò nhỏ chia tay lớp 1 là một lần bịn rịn và ngỡ ngàng của cả cha mẹ, cô giáo và học trò bởi khi con vào lớp còn bỡ ngỡ bao nhiêu thì lúc chia tay lớp 1 con đã hòa nhập và lớn khôn hơn rất nhiều.

1.-co-giao-thuy-cung-cac-hoc-tro(1).jpg
 Cô giáo Thanh Thủy cùng các học trò lớp 1 D năm học 2022 - 2023.

Hơn 10 năm gắn bó với phấn trắng bảng đen cũng là hơn 10 năm cô giáo Thủy bền bỉ mang đến cho học trò không chỉ những kiến thức mà cả tình yêu thương. Những lứa học trò của cô giáo Thủy có lẽ sẽ khó quên hình ảnh của một cô giáo với dáng người nhỏ nhắn, giọng nói ấm áp và luôn hết mình với học trò. Còn với cô giáo Thủy, những học trò kém may mắn hay có những hoàn cảnh đặc biệt cũng luôn đọng lại trong cô nhiều kỷ niệm nhất. “Trong lớp học, tôi luôn chú ý và để tâm đến những học trò này. Tôi vẫn nhớ có một học sinh bị chứng tăng động giảm chú ý mà tôi dạy cách đây hai năm: khi con mới vào lớp 1, tôi thật sự thấy rất khó khăn dù chỉ là uốn cho con từng nét chữ vì con không chịu tương tác với cô, từ hành động đến ánh mắt. Thế nhưng, sau một năm học con đã rất tiến bộ không chỉ về kiến thức mà còn về khả năng giao tiếp với cô và các bạn. Lúc con chia tay lên lớp 2, nhìn vào đôi mắt đã ánh lên bao điều muốn nói của bé, tôi thấy được tiếp thêm động lực, mọi khó khăn dường như đều dừng lại”, cô giáo Thủy nhớ lại.

qua-tang-co.jpg
Những món quà đáng yêu của học trò dành cho cô giáo Thủy.

Lật giở những tấm bưu thiếp với từng dòng chữ non nớt cùng lời chúc đáng yêu và ngộ nghĩnh của những cô cậu học trò dành cho mình mỗi dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 8/3 hay 20/10, cô Thủy không giấu được niềm hạnh phúc. Từ những bàn tay vụng về cầm bút, giờ con đã có thể viết lên dòng chữ tặng cô là cả 1 quá trình kiên trì dạy dỗ và yêu thương. Vậy mới nói, lời của trái tim sẽ đến được với trái tim.

Ở trường Tiểu học Chu Văn An A, nhắc đến cô giáo Thủy, những đồng nghiệp và học trò luôn dành cho cô Thủy sự cảm phục cùng những tình cảm rất đỗi chân thành. Không cảm phục sao được khi ở cô giáo Thủy luôn là sự hết lòng sự tận tụy với công việc, luôn là tình yêu chứa chan với những cô cậu học trò mà cô coi như con của mình.

Nói về người đồng nghiệp của mình, cô giáo Nguyễn Thị Huệ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An A cho rằng chính nghề giáo đã chọn cô Thủy: “Cô giáo Thủy là một giáo viên vô cùng tâm huyết, chuyên tâm với công việc. Bằng tình yêu trẻ và niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, cô giáo Thủy luôn khơi gợi các em niềm hứng thú say mê học tập cho học trò qua phương pháp dạy học theo dự án, dạy học sáng tạo, tăng cường giáo dục kỹ năng sống… Những bài giảng của cô Thủy cho thấy cô giáo không chỉ đơn thuần dạy những kiến thức mình có mà luôn hướng tới dạy những gì mà học sinh cần, luôn cố gắng tạo sự chủ động tích cực cho học sinh. Với đồng nghiệp, cô Thủy luôn luôn nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ. Và khi được giao bất kể nhiệm vụ gì, cô Thủy đều cố gắng hoàn thành công việc ở mức cao nhất có thể. Đó cũng là lý do mà cô giáo Thủy luôn được đồng nghiệp trân trọng, phụ huynh tin tưởng và học trò yêu quý”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Cô giáo Vũ Thị Thanh Thủy - Người truyền lửa yêu thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO