Người bảo vệ dân phố tận tụy

Dương Linh/NSHN| 28/06/2019 07:50

Hơn 20 năm gắn bó với công tác bảo vệ dân phố, cựu chiến binh Đinh Như Phượng (sinh năm 1952), Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố số 2 phường Liễu Giai (quận Ba Đình) là tấm gương sáng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nhắc đến ông, nhiều người nhớ đến một người bảo vệ luôn tận tình, trách nhiệm với công việc, sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn, góp phần nhỏ bé vào sự bình yên trên địa bàn.

Người bảo vệ dân phố tận tụy
Ông Đinh Như Phượng cần mẫn với công việc hằng ngày.

Người cứu hỏa bất đắc dĩ 

Buổi chiều muộn một ngày tháng 6 nóng nực, tôi tìm đến UBND phường Liễu Giai, nơi cựu chiến binh Đinh Như Phượng vừa hết ca trực. Trong câu chuyện, được biết ông từng là lính trinh sát của Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vì vậy, khi trở về cuộc sống thời bình, ông Phượng vẫn giữ được tác phong người bộ đội Cụ Hồ, luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào. Khi về hưu, ông Phượng đã tích cực tham gia công tác bảo vệ dân phố, câu lạc bộ phòng chống tội phạm, bảo vệ UBND phường, với mong muốn đem lại sự bình yên cho người dân…

Người cựu chiến binh Đoàn 559 năm xưa chậm rãi kể: “Cách đây hơn một năm, khi đang trực bảo vệ, tôi nghe tiếng hô có xe ô tô bị cháy trên đường Văn Cao, trước cổng trụ sở UBND phường. Tôi đang định mang bình cứu hỏa chạy ra xem thế nào thì cùng lúc, một thanh niên chạy vào khẩn khoản nói: “Chú ơi, chú cứu xe cháu với!”. Chạy ra, thấy chiếc xe cháy khá to, tôi sử dụng hai bình cứu hỏa cùng các đồng chí công an phường nhanh chóng khống chế đám cháy”. Đó không chỉ là lần đầu ông Phượng giúp người dân chữa cháy. Gần 22h một buổi tối tháng 11-2018, ông Phượng đi làm về, thấy có tiếng hô “Cháy, cháy…” từ quán ăn trên phố Đốc Ngữ. Ông đã kịp thời lấy bình cứu hỏa có sẵn ở nhà chạy đến cùng dập lửa, giúp người dân bảo quản được tài sản, hạn chế thiệt hại.

Ông Phượng nói tiếp: “Người dân nhiều khi chủ quan, mặc dù đã được tuyên truyền cách phòng cháy, chữa cháy, nhưng khi có sự cố lại lúng túng, không biết cách xử lý. Cả hai trường hợp nói trên đều có bình cứu hỏa tại chỗ, nhưng do hoảng loạn nên việc xử lý ban đầu không tốt. Sau lần đó, tôi đã hướng dẫn để họ biết cách hành động khi cần chữa cháy khẩn cấp”.

Không những dũng cảm chữa cháy, ông còn là một người bảo vệ thật thà. Đầu năm 2018, hết giờ làm việc hành chính, khi kiểm tra khu vực bộ phận “một cửa” UBND phường, ông Phượng phát hiện một chiếc ví và đã liên lạc trả lại người để quên. Việc làm này đã giúp người dân càng thêm tin tưởng vào người bảo vệ dân phố.

Mặc dù đã có tuổi, nhưng hằng tuần, bất kể ngày cũng như đêm, không quản thời tiết, ông Phượng cùng các thành viên trong Tổ bảo vệ dân phố đều đặn tuần tra, kiểm soát, tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Ông cùng ban bảo vệ đến từng hộ gia đình đôn đốc, nhắc nhở nhân dân chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy, khai báo tạm trú, tạm vắng... Khi phát hiện có sự bất thường, ông phản ánh cho Công an và UBND phường Liễu Giai để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. “Không ít lần tuần tra tôi gặp đối tượng say xỉn hay có biểu hiện nghiện ma túy, ngang bướng, cố tình gây rối. Lúc đó chúng tôi phải tìm cách vận động, thuyết phục để các đối tượng không quá khích, gây mất trật tự địa phương, đồng thời phối hợp với công an phường xử lý theo quy định” - ông Phượng chia sẻ.

Điều gì tốt cho dân thì làm!

Từ 3 năm nay, người dân khi đến UBND phường Liễu Giai liên hệ làm việc đã thân thuộc với giọng nói và phong thái của người bảo vệ Đinh Như Phượng. Hằng ngày, theo ca trực, ông Phượng lại cần mẫn hướng dẫn khách để xe đúng nơi quy định, nhắc khi họ quên chìa khóa, mũ bảo hiểm. Nhiều khi ông còn giúp họ giải tỏa những bức xúc. “Người dân đến làm thủ tục hành chính, có lúc không được việc ngay, phải đi lại nhiều lần do thiếu giấy tờ, đôi khi họ cũng có thái độ không đúng mực với nhân viên của ủy ban. Tôi nhắc nhở họ nhẹ nhàng, dắt xe giúp, để họ phần nào nguôi đi những tâm trạng đó” - cựu chiến binh Đinh Như Phượng bày tỏ. 

Nhắc đến cái tên Đinh Như Phượng, nhiều người dân phường Liễu Giai có chung nhận xét ông là người rất tận tụy, gương mẫu, tâm huyết, trách nhiệm với công việc. Với bà con khối phố, ông Phượng có nhiều đóng góp trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 22 năm tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, ông Phượng đã phối hợp với Công an phường Liễu Giai kịp thời phát hiện và truy bắt nhiều đối tượng phạm tội. Bởi vậy, những vấn đề phức tạp, làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự, nhất là tội phạm ma túy, nạn trộm cắp, vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên và mâu thuẫn trên địa bàn đã giảm đáng kể.

Nhận xét về ông Phượng, ông Đinh Trọng Chính, Trưởng ban Bảo vệ dân phố phường Liễu Giai cho biết: Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố số 2 Đinh Như Phượng luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tận tụy, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của Ban bảo vệ dân phố. Đặc biệt, trong các kỳ tham gia bảo vệ những đoàn đại biểu, đoàn khách quốc tế lưu trú tại khách sạn La Thành trong những kỳ họp như Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…

Những việc làm bền bỉ, tận tụy trong 22 năm của ông Phượng được cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con trong phường tín nhiệm, yêu mến. Ông Phượng được Công an thành phố ghi nhận, biểu dương trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Năm 2019, ông vinh dự được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Người tốt, việc tốt”. Nhưng theo ông Phượng, ông tham gia vào Ban bảo vệ dân phố là muốn cho bà con có cuộc sống bình yên và như thế ông thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn. “Thành tích của cá nhân tôi cũng là do tập thể góp phần. Tôi nghĩ giúp được ai điều gì thì giúp, điều gì tốt cho xã hội thì mình nên làm. Tôi chỉ mong sao người dân có ý thức trách nhiệm với cộng đồng hơn, nhất là công tác bảo vệ môi trường để xây dựng khu phố lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Cuộc sống của người dân được bình an là động lực, niềm vui giúp tôi gắn bó lâu dài với công việc mà người ta vẫn gọi "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" - ông Phượng cười tươi bày tỏ.

Chia tay người bảo vệ Đinh Như Phượng có nụ cười thân thiện khiến tôi cảm thấy lòng thêm ấm áp. Giữa đời thường, những con người bình dị như ông vẫn lặng lẽ tỏa sáng theo một cách riêng, âm thầm mang lại vẻ đẹp cho đời.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Người bảo vệ dân phố tận tụy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO