Ngọt ngào vùng bưởi Nam Phương Tiến

NSHN| 15/01/2021 21:55

188ha bưởi, trong đó, khoảng 120ha đang cho thu hoạch; mỗi năm, thu nhập từ bưởi khoảng 40-50 tỷ đồng, xã Nam Phương Tiến của huyện Chương Mỹ - "vựa" bưởi mới của Hà Nội - đang vào mùa chín rộ, vừa kịp trưng Tết, đón xuân...

Ngọt ngào vùng bưởi Nam Phương Tiến
Bưởi Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) vào mùa thu hoạch.

Nhờ chính sách chuyển đổi diện tích đất canh tác thiếu nước sang trồng cây ăn quả, người dân Nam Phương Tiến mạnh dạn đưa cây bưởi Diễn thay thế. Không ngờ cây bưởi “tiến vua” vùng Canh - Diễn xưa kia, giờ đây “bén duyên” vùng đất bán sơn địa và trở thành sản phẩm OCOP  (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) năm 2020 của thành phố Hà Nội.

Với khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, mấy năm gần đây, Nam Phương Tiến nổi lên như vùng trồng bưởi đặc sản của Hà Nội. Những trang trại bưởi trải dài dưới chân núi được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ và VietGAP nên nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, tìm đến tận vườn để mua…

Ông Năm cho biết, đã có “thâm niên” 15 năm trồng bưởi, thu hoạch hơn 10 vụ, vườn bưởi của gia đình ông chưa bao giờ mất mùa. Trên một cây bưởi cũng có 3 loại quả, chất lượng khác nhau: Loại cành la, tức cành già phía dưới cho quả ngon nhất; loại cành trung; cành bổng chất lượng kém một chút. Ngoài ra, bưởi còn phụ thuộc hướng nắng. Chỉ nhìn tép là ông biết cây đó lâu năm hay mới trồng. Tép xếp thẳng là lâu năm, tép xếp thò thụt là cây còn non. Hiện ông đang thử nghiệm một số cách thức chăm sóc sao cho quả bưởi ngọt hơn.

Tương tự, anh Phùng Văn Hà, cũng là một trong những ông chủ trang trại bưởi lớn của Nam Phương Tiến, cho biết, năm 2006, khi huyện Chương Mỹ có chính sách chuyển đổi diện tích đất canh tác thiếu nước tưới sang trồng cây ăn quả, giai đoạn đầu, anh chỉ dám trồng 200m² với 20 cây bưởi Diễn. Dần dần, nhận thấy cây bưởi hợp chất đất vùng này, anh đã mạnh dạn đầu tư, nâng tổng diện tích lên 7ha như hiện nay…

Ngọt ngào vùng bưởi Nam Phương Tiến
Bưởi được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ và VietGAP nên nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, tìm đến tận vườn để mua.

Đi giữa bạt ngàn những vườn bưởi chín vàng, thơm nức, sai lúc lỉu, ít ai ngờ hơn 20 năm trước, nơi đây hầu hết là đồi trọc. Đất không giữ được nước và dinh dưỡng nên cấy lúa, trồng màu cho hiệu quả rất thấp. Năm 2006, địa phương báo cáo tỉnh Hà Tây (cũ) cho chuyển đổi sang trồng cỏ, nuôi bò nhưng vẫn không hiệu quả nên đổi sang trồng bưởi. Cả huyện và ngành nông nghiệp khi đó tập trung giúp đỡ địa phương tìm hướng thoát nghèo. Cùng với việc lựa chọn cây trồng phù hợp, tập huấn cho nông dân là hàng loạt công trình giao thông nội đồng, thủy lợi từng bước hình thành.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến Nguyễn Chiến Thắng, vùng bưởi Nam Phương Tiến được hình thành qua 2 giai đoạn: Từ năm 2006 đến 2010, toàn xã chỉ chuyển đổi được 50ha bưởi; từ năm 2010 đến 2016 là thời điểm phát triển mạnh với diện tích lớn, hơn 100ha. 

Không hài lòng với chất lượng trung bình, người trồng bưởi nơi đây luôn tìm cách làm ra những trái bưởi ngon nhất nhì Thủ đô, tương xứng quy mô diện tích. Nam Phương Tiến có 4 hợp tác xã thì có tới 3 hợp tác xã trồng bưởi, đó là: Hợp tác xã Nông nghiệp toàn xã, Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ, Hợp tác xã bưởi Núi Bé. Năm 2020, trong 30 sản phẩm của huyện Chương Mỹ được đánh giá, phân hạng 3-4 sao thì bưởi của Nam Phương Tiến vinh dự đạt “4 sao” trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)...

Như nhận xét của Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa, để Nam Phương Tiến trở thành vùng bưởi tập trung lớn nhất nhì Thủ đô là hành trình nỗ lực của cả chính quyền và người dân địa phương. Ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn sát cánh cùng các hợp tác xã trong áp dụng kỹ thuật trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… Từ khâu giám sát quá trình chăm sóc bưởi, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học hiệu quả, tập huấn cho nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp đến hỗ trợ địa phương triển khai ứng dụng tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm... đều được ngành Nông nghiệp hỗ trợ tối đa với tinh thần “khó đâu gỡ đó”. Nhờ sự cần cù, nỗ lực trong sản xuất kết hợp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vùng bưởi Nam Phương Tiến đã có được kết quả đáng mừng…

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
  • Lệ Quyên mở màn chuỗi concert L'Amour show "Love in the cloud"
    Vừa qua, đêm nhạc của tình yêu đã được tổ chức trong không gian bồng bềnh như mây tại Hôtel de l'Amour Tam Đảo, với phần trình diễn của "nữ hoàng bolero" Lệ Quyên. Đây là chương trình mở màn cho chuỗi concert mang tên: L'Amour show "Love in the cloud".
Đừng bỏ lỡ
Ngọt ngào vùng bưởi Nam Phương Tiến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO