Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ

kinhtedothi| 17/05/2022 13:56

Nằm trong khu phố cổ Hà Nội, đền Bạch Mã là một ngôi đền linh thiêng, mang vẻ đẹp hoài cổ, độc đáo, riêng biệt...

Đền Bạch Mã là một trong “Tứ trấn" của kinh thành Thăng Long xưa. Đền được xây dựng ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ - vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, trấn giữ phía Đông (thành hoàng Hà Nội).
Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ - Ảnh 1
Đền Bạch Mã tọa lạc tại số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đền Bạch Mã tọa lạc tại số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Theo Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng - thủ nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đền Bạch Mã được xem là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất Hà thành.

Tương truyền, khi Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, vua cho xây thành nhưng nhiều lần đắp lên lại bị sụp đổ. Vua liền sai người tới đền cầu đảo, liền thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi đến đâu để vết chân đến đấy, xong xuôi ngựa quay về đền rồi… biến mất. Thấy vậy, vua liền cho xây thành đắp đê theo đúng dấu chân ấy và thành công, do đó đền mới lấy tên là Đền Bạch Mã (đền ngựa trắng) và tôn thờ thần Long Đỗ làm Thành Hoàg của kinh thành Thăng Long.

Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ - Ảnh 2
Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ - Ảnh 3
Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe
Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỉ thứ 9, mang vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm với nền tường vàng, cánh cửa làm bằng gỗ đỏ được chạm khắc rồng vàng.

Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe...

Nhà đại bái đền Bạch Mã đặt áng thờ chế tác tinh xảo và được chạm khắc chi tiết rồng phượng sơn son thếp vàng. Đặc biệt các chi tiết đầu rồng, hoành phi, câu đối không chỉ thếp vàng rực rỡ mà còn vô cùng tinh xảo, sống động.

Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ - Ảnh 4
Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ - Ảnh 5
Ngựa trắng được thờ bên trong đền Bạch Mã
Ngựa trắng được thờ bên trong đền Bạch Mã

Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị lịch sử to lớn như: 15 tấm bia văn ghi lại những điển tích, thần thoại xây dựng đền và nghi lễ cúng thần, các lần tôn tạo trong hơn 1000 năm qua. Ngoài ra còn có: Sắc phong, hương án., độc bình, đôi phổng, chuông đồng hay kiệu rước,…

Trong không gian linh thiêng ấy của đền Bạch Mã, giữa những nhộn nhịp của đất Hà Thành, dường như đền Bạch Mã đã trở thành vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt vốn có của phố cổ, trở thành điểm đặc sắc chỉ riêng ở phố cổ Hoàn Kiếm, Hà Nội mới có.

Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ - Ảnh 6
Nước giếng đền Bạch Mã đã trong mát quanh năm và thường được lấy làm lễ mỗi khi có lễ hội. Ảnh: Đoàn kiểm tra của Ban Tuyên giáo Trung ương khảo sát tại đền Bạch Mã 21/4/2022
Nước giếng đền Bạch Mã đã trong mát quanh năm và thường được lấy làm lễ mỗi khi có lễ hội. Ảnh:  Đoàn kiểm tra của Ban Tuyên giáo Trung ương khảo sát tại đền Bạch Mã 21/4/2022

Với hơn 1.000 năm lịch sử, đền Bạch Mã là một trong những di sản tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Lễ hội của đền được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng Hai âm lịch hằng năm, là sự dung hòa giữa văn hóa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cúng cung đình, tạo nên nét đặc sắc riêng biệt.

Trải qua hơn một nghìn năm, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được cảnh quan uy nghiêm và những dấu tích cổ hiếm thấy, mang những giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt. 

Thời gian qua, UBND TP Hà Nội, quận Hoàn Kiếm quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị di tích để phục vụ cho công tác nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và trở thành điểm đến du lịch đặc thù đối với du khách trong và ngoài nước. 

Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ - Ảnh 7
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng dâng hương tại đền Bạch Mã
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng dâng hương tại đền Bạch Mã

Ngày 18/1/2022, Thăng Long tứ trấn gồm bốn di tích tiêu biểu, trấn giữ bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa, trong đó có đền Bạch Mã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Dự kiến, Lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn-đền Bạch Mã sẽ được UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức ngày 21/5/2022 - đúng vào thời điểm đang diễn ra Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á đang diễn ra tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Thăng Long tứ trấn-đền Bạch Mã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Thăng Long tứ trấn-đền Bạch Mã  được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Người dân chuẩn bị cho Lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn-đền Bạch Mã đúng vào thời điểm SEA games 31 đang diễn ra tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận
Người dân chuẩn bị cho Lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn-đền Bạch Mã đúng vào thời điểm SEA games 31 đang diễn ra tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận

Đây cũng là dịp để quận Hoàn Kiếm quảng bá tới du khách, các đoàn Vận động viên, Ban huấn luyện, Cổ động viên và phóng viên báo chí quốc tế các nét đẹp về văn hóa, về truyền thống ngàn năm văn hiến của Hà Nội. 

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Ngôi đền linh thiêng, cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng phố cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO