Nghệ thuật múa Thăng Long - Hà Nội qua ống kính nhiếp ảnh

Tuyết Minh| 17/10/2019 14:15

Nhân dịp Kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019), sáng 5/10 tại khu vực Nhà Bát Giác trong khuôn viên Tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm đã diễn ra Lễ Khai mạc triển lãm ảnh “Nghệ thuật múa Thăng Long - Hà Nội năm 2019”.

Nghệ thuật múa Thăng Long - Hà Nội  qua ống kính nhiếp ảnh
Biểu diễn múa cổ Rắn lột tại triển lãm - Ảnh: Tuyết Minh
Tới dự Lễ khai mạc có NSƯT Nguyễn Thị Thanh Loan – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội; NSNA Đặng Đình An – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội; Biên đạo múa Nguyễn Văn Bích – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội; NSƯT Nguyễn Văn Trực – Trưởng phòng Nghệ thuật – Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội; bà Đỗ Kim Oanh – Giám đốc Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ và người dân Thủ đô. 

Triển lãm ảnh “Nghệ thuật múa Thăng Long – Hà Nội năm 2019” diễn ra trong hai ngày 5 – 6/10/2019 do Trung tâm Thông tin Triển lãm – Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội và Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội tổ chức nhằm gìn giữ, khôi phục, phát triển và quảng bá loại hình nghệ thuật múa truyền thống và hiện đại đến với công chúng Thủ đô, du khách trong nước và quốc tế.  

Gần 100 tác phẩm tại Triển lãm ảnh “Nghệ thuật múa Thăng Long – Hà Nội năm 2019” thể hiện các điệu múa cổ truyền thống; múa dân gian trong các lễ hội làng, xã; múa tâm linh; múa đương đại, ba lê… rất sống động và cuốn hút khiến người xem như được hòa mình vào các vũ điệu. Triển lãm ảnh cũng là dịp để tôn vinh, quảng bá nghệ thuật múa Thăng Long – Hà Nội tới đông đảo công chúng Thủ đô; góp phần tạo ra không gian văn hóa riêng khiến mọi người thêm tin yêu và tự hào về Thủ đô Hà Nội. 

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, biên đạo múa Nguyễn Văn Bích - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội nhấn mạnh: “Thăng Long - Hà Nội với những đặc điểm về lịch sử, vị trí địa lý và vị thế chính trị đã tạo điều kiện hình thành vùng văn hóa múa có ý nghĩa tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp qua hàng nghìn năm lịch sử. Bằng sắc thái và biểu cảm tâm hồn của người nghệ sĩ, nghệ thuật múa đã và đang phát triển đa dạng, phong phú, góp phần xây dựng nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thủ đô. Hà Nội đã trở thành đầu mối giao lưu văn hóa múa, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, hội tụ và lan tỏa tài năng nghệ thuật của nghệ sĩ múa cả nước.”

Cũng tại lễ khai mạc, các quý vị đại biểu và công chúng Thủ đô không chỉ được thưởng thức những tác phẩm ảnh về nghệ thuật múa mà còn được thưởng thức các điệu múa truyền thống cũng như múa đương đại như: Múa Rồng, múa Trống bồng, múa Rắn lột, múa Cánh cò quê hương, múa Cởi trói. 

Với những khoảnh khắc đẹp về nghệ thuật múa, triển lãm ảnh “Nghệ thuật múa Thăng Long – Hà Nội năm 2019” đã mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc, giúp họ hiểu thêm về nghệ thuật múa của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung.
(0) Bình luận
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Sôi động “Đường chạy sắc màu”, triển lãm ảnh “Công an Thừa Thiên Huế - Vì cuộc sống bình yên”
    Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “Đường chạy sắc màu - Những bước chân vì cộng đồng” và triển lãm ảnh “Công an Thừa Thiên Huế - Vì cuộc sống bình yên”.
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ thuật múa Thăng Long - Hà Nội qua ống kính nhiếp ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO