Sân khấu

Nghệ thuật hát bội Việt Nam có mặt ở Google Arts & Culture

Việt Thương 21:56 10/03/2024

Trang web Nghệ thuật và Nhân văn Hiếu Văn Ngư (Cultura Fish, dự án khơi gợi nét đẹp của nghệ thuật Việt Nam), vừa thông tin, triển lãm Alternative Identities: Masks of ASEAN & Korea đã được đưa lên nền tảng Google Arts & Culture.

h3d-674-1709953298198.jpg
Các nhân vật trong dự án lưu trữ “Mô hình nhân vật trong nghệ thuật Hát bội Việt Nam” do UNESCO-ICHCAP và Cultura Fish thực hiện, với phần thể hiện của các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Hiếu Văn Ngư

Triển lãm Alternative Identities: Masks of ASEAN & Korea được tổ chức tại thành phố Busan (Hàn Quốc) vào năm 2023 nhằm giới thiệu các loại hình nghệ thuật có sử dụng “mặt nạ” ở Hàn Quốc và Đông Nam Á (trong đó có nghệ thuật Hát bội Việt Nam) đã được đăng tải lên nền tảng Google Arts & Culture.

Triển lãm gồm 5 phần. Phần 1: giới thiệu nguồn gốc mặt nạ, giới thiệu các hình thức thực hành tín ngưỡng (shaman) và giải trí có sử dụng mặt nạ; Phần 2: nói về các truyền thuyết và mặt nạ Đông Nam Á qua các câu chuyện dân gian; Phần 3: giới thiệu hát bội Việt Nam như một hình thức diễn xướng có sử dụng kỹ thuật vẽ mặt (gần với mặt nạ); Phần 4: giới thiệu mặt nạ Philippines xuất hiện trong các lễ hội cùng các tác phẩm đương đại; Phần 5: giới thiệu nghệ thuật Talchum Hàn Quốc.

Google Arts & Culture là một nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động do Google phát triển nhằm cung cấp truy cập đến hình ảnh chất lượng cao của tác phẩm nghệ thuật và các triển lãm từ các bảo tàng và thư viện trên khắp thế giới. Dự án bắt đầu năm 2011 và đã hợp tác với hơn 1.200 tổ chức văn hóa từ 70 quốc gia. Google Arts & Culture cho phép người dùng khám phá các tác phẩm nghệ thuật, di sản văn hóa, và các câu chuyện lịch sử thông qua các chức năng như xem ảnh cận cảnh, tham quan ảo, và các bài viết giáo dục.

Với triển lãm được đăng tải lên nền tảng Google Arts & Culture, khán giả từ khắp nơi có thể sử dụng bất kỳ thiết bị nào (có app Google Art & Culture) mà không cần có kính VR để tham quan không gian triển lãm cùng nhiều thông tin thú vị về các loại hình nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật hát bội Việt Nam.

Hát Bội là di sản văn hóa phi vật thể đã đi sâu vào lòng quần chúng, nhân dân nhiều thế hệ. Cải lương Nam Bộ đã bắt nguồn từ hát Bội và có sự ảnh hưởng lớn từ hát Bội. Cải lương là một sự cách tân loại hình sân khấu cổ điển cùng với sự tổng hợp các loại hình ca hát cũ, mới của Nam Bộ lúc bấy giờ, theo một hình thức thể hiện và diễn tả mới mẻ, hấp dẫn. Ngày nay, qua các công trình nghiên cứu, biên khảo khoa học, người ta công nhận hát Bội là loại hình sân khấu xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ, thuở cha ông ta bắt đầu khai mở vùng đất phương Nam. Và Nam Bộ là nơi tiếp nhận và thích nghi khá sớm loại hình nghệ thuật này như là một sắc thái đặc trưng. Hát Bội là “viên ngọc quý” trong văn hóa nghệ thuật Tuồng cổ Việt Nam, rất cần được phát huy và bảo tồn, để không bị mai một theo năm tháng. Tuy nhiên, cái khó của hát Bội hiện nay không chỉ là thiếu đất diễn mà là thiếu hụt lớp người kế thừa và đang ngày càng trở nên xa lạ với giới trẻ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ thuật hát bội Việt Nam có mặt ở Google Arts & Culture
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO