Nghề thủ công làm giàu Chuyên Mỹ

nhipsonghanoi| 14/08/2020 17:33

Với sự tài hoa, sáng tạo của những người thợ làng nghề ở xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), những món đồ sơn mài, khảm trai, ốc của Chuyên Mỹ đã đến được nhiều thị trường, “được lòng” khách hàng kỹ tính ở không ít quốc gia. Nhờ đó, nghề đã làm giàu cho nhiều hộ dân trong xã, đồng thời cũng tạo việc làm cho một số lượng lớn lao động vùng lân cận…

Nghề thủ công làm giàu Chuyên Mỹ
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giao thương ngưng trệ nên các tuyến đường ở xã nghề Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) khá vắng vẻ.

Về xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) vào đúng thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên đường làng khá vắng vẻ. Anh Đinh Văn Soi (29 tuổi, chủ cơ sở sản xuất Soi Hà ở thôn Bối Khê), giải thích: “Trước đó, làng tôi lúc nào cũng nườm nượp xe ra, vào vận chuyển, lưu thông; còn nay, các đơn hàng mới không ký được mà đơn hàng cũ vẫn phải hoàn thành dù có nguy cơ tồn đọng. Mặt hàng này rất khó bảo quản, đặc biệt là hàng xuất khẩu. Chưa biết bao giờ mới thông thương do dịch trên thế giới diễn biến phức tạp…”.

Qua tâm sự, anh Soi cho hay, anh vẫn nghe các cụ trong làng kể lại, nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ có cách đây gần 1.000 năm, đã trở thành nghề truyền thống và là nguồn sống chủ yếu của người dân trong vùng. Hằng năm, nhân dân Chuyên Mỹ tổ chức lễ rước nhằm tri ân Tổ nghề vào ngày 9 tháng Giêng (ngày sinh) và ngày 9 tháng Tám (ngày mất) của Tổ nghề khảm…

Các sản phẩm của làng nghề đều được làm thủ công, tiêu thụ mạnh khắp nơi, riêng cơ sở Soi Hà mỗi năm xuất khẩu 7-8 container sản phẩm, doanh thu 7-8 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động trong làng và xã lân cận với mức thu nhập từ vài trăm nghìn đến gần 1 triệu đồng/ngày, tùy tay nghề.

“Trong xã, những cơ sở khảm trai, sơn mài như Soi Hà cũng lên tới con số hơn chục, tạo việc làm cho rất nhiều người. Chợ quê tôi lúc nào cũng họp rất sớm, những đồ ngon nhất luôn đắt hàng bởi người dân có thu nhập cao từ nghề”, anh Soi tự hào nói.

Theo Chủ tịch UBND xã Chuyên Mỹ Vũ Quốc Thương, Chuyên Mỹ có 7 thôn (Đồng Vinh, thôn Thượng, thôn Trung, thôn Ngọ, thôn Hạ, thôn Bối Khê và thôn Mỹ Văn) thì cả 7 thôn đều được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận làng nghề truyền thống. Hiện nay, toàn xã có hơn 1.350 cơ sở sản xuất, tương đương 90% số gia đình trên địa bàn làm nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Sản phẩm chính gồm: Khảm trai, sơn mài và chế biến nguyên liệu khảm… Ngoài làm ruộng, nghề truyền thống đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Từ đó, người dân có điều kiện cùng chính quyền chung sức xây dựng nông thôn mới; cơ sở hạ tầng xã, thôn ngày càng khang trang.

Với đặc thù là xã có nghề thủ công truyền thống phát triển, Đảng bộ và nhân dân xã Chuyên Mỹ xác định: “Xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Chính phủ gắn với mở rộng, phát triển làng nghề truyền thống và du lịch sinh thái”. Năm 2016, Chuyên Mỹ được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện, toàn xã đang tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Về nghề truyền thống, Chuyên Mỹ đã có 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, nhiều người được cấp chứng nhận Bàn tay vàng, Cúp vàng cùng nhiều sản phẩm mỹ nghệ tham gia hội chợ, triển lãm do các bộ, ngành, khu vực, tỉnh, thành phố tổ chức… Hằng năm, xã phối hợp với các tổ chức, cơ quan chức năng mở lớp dạy nghề cho người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật…

Tuy nhiên, thời điểm này, như nhiều làng nghề, Chuyên Mỹ đang gặp khó bởi dịch Covid-19. Theo anh Đinh Văn Soi, cơ sở sản xuất của anh chỉ duy trì vài ba lao động tại xưởng và vài hộ dân làm tại nhà để hoàn thiện đơn hàng cũ. Tương tự, chị Nguyễn Thị Bình, chủ cơ sở sản xuất Bình Thành ở thôn Bối Khê cũng cho hay, ngoài duy trì việc làm, người làm nghề thêm nỗi lo về vốn vay phải chịu lãi suất để trả công thợ, mua nguyên liệu…

Nghề thủ công làm giàu Chuyên Mỹ
Xưởng sản xuất sơn mài Soi Hà ở xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) duy trì số ít thợ để hoàn thiện đơn hàng cũ.

Trước mắt, anh Đinh Văn Soi cho biết sẽ tận dụng thời gian trống để tham khảo, tạo mẫu mã mới cho đơn hàng sắp tới, tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. "Tôi không thạo ngoại ngữ và kỹ năng quảng bá nên hạn chế trong phát triển thương hiệu. Dù sản phẩm được người tiêu dùng trên thế giới sử dụng rộng rãi nhưng vẫn chưa chính danh thương hiệu làng nghề, mà phải qua khâu trung gian nên thu nhập chủ yếu hưởng từ chênh lệch tỷ giá; giá trị sản phẩm làng nghề chưa xứng tầm. Chúng tôi mong được các cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề", anh Soi bộc bạch.

Còn với đa số người làm nghề trong xã và quanh vùng, thời điểm này, khi việc làm bị cắt giảm, họ chuyển sang công việc khác như kinh doanh nhỏ... Song, người làng nghề vẫn động viên nhau cố gắng, khắc phục khó khăn, chờ dịch được đẩy lùi để trở lại với nghề.

Bên cạnh nỗi lo về dịch Covid-19, người dân Chuyên Mỹ cũng đang đối mặt với ô nhiễm môi trường bởi bụi, nước thải... Do tận dụng không gian sân, vườn làm nơi sản xuất nên việc xử lý môi trường chưa triệt để, biện pháp còn thô sơ.

Về hướng khắc phục, Chủ tịch UBND xã Chuyên Mỹ Vũ Quốc Thương cho biết, từ nhiều năm trước, xã đã có quy hoạch điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề tại khu vực thôn Thượng (5ha). Tuy nhiên, hiện mới có hơn 20 hộ sản xuất sử dụng (gần 1ha). Thời gian tới, xã tập trung khảo sát nhu cầu về mặt bằng sản xuất, trên cơ sở đó, trình các cấp có thẩm quyền để có phương án phù hợp.

Hy vọng, khi đại dịch Covid-19 được khống chế trên toàn cầu, làng nghề Chuyên Mỹ sẽ trở lại nhịp phát triển mạnh mẽ.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Nghề thủ công làm giàu Chuyên Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO