Nghệ sĩ Vân Dung: Cách tránh khỏi scandal là cả một nghệ thuật

ANTĐ| 27/12/2017 22:00

Nghệ sĩ Vân Dung đã làm nghề gần 20 năm. Đến thời điểm này, chị dường như là một trong nữ nghệ sĩ hài của khu vực miền Bắc được đông đảo khán giả yêu mến, có một lượng fan hùng hậu và vẫn giữ được độ “nóng” thương hiệu của mình. Nhưng đối với truyền thông chị là người rất kín tiếng. Trước tin đồn Vân Dung là người rất “chảnh” với báo giới, nữ danh hài bộc bạch rằng chị có được ngày hôm nay cũng một phần nhờ truyền thông...

Nghệ sĩ Vân Dung: Cách tránh khỏi scandal là cả một nghệ thuật
Cách tránh khỏi scandal là cả một nghệ thuật

- PV: Vân Dung là một trong nữ nghệ sĩ hài có lượng fan hùng hậu nhất khu vực miền Bắc. Tuy nhiên đối với truyền thông lại có tin đồn Vân Dung rất “chảnh” và “đỏng đảnh” với báo chí. Chị giải thích sao về tin đồn này?

- Nghệ sĩ Vân Dung: Đã là người của showbiz thì sẽ có nhiều tin đồn xung quanh mình và tôi cũng không ngạc nhiên. Tôi nghĩ, mình  có được ngày hôm nay cũng một phần nhờ truyền thông. 

Bên cạnh đó, tôi luôn xem các nhà báo chính là khán giả của mình, mà đã là khán giả thì họ cho  mình thăng hoa trong công việc và sự nghiệp, cả tiền tài nữa thì mình phải biết ơn chứ, vậy lý do gì phải “đỏng đảnh”. 

Không riêng mình tôi mà nhiều nghệ sĩ trong đội hài Táo quân của chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi đã giữ được thương hiệu và giữ được những bí mật trong cuộc sống chính là tránh những scandal không đáng có. 

Chúng tôi chỉ muốn nói về sự nghiệp, cuộc sống và những gì chúng tôi cống hiến đến khán giả - chỉ thế thôi!

Nghệ sĩ Vân Dung: Cách tránh khỏi scandal là cả một nghệ thuật - ảnh 1
- Hầu hết những dạng vai chị đóng hiện nay trong phim sitcom là những cô nàng đỏng đảnh và đanh đá, thậm chí là điêu ngoa. Chị có thể cho khán giả biết vì sao chị lại được đạo diễn mời những vai như vậy?

- Thật ra mọi người nhìn là đã biết tôi hợp với dạng vai nào. Ngoài ra, các đạo diễn bao giờ cũng lựa chọn sự an toàn. Do đó họ sẽ chọn những người chuyên vào dạng vai nào thì sẽ đặt họ đúng vào nhân vật đó.

- Như chị chia sẻ thì nhìn chị đã biết hợp với dạng vai đó vì ngoại hình, vậy có ai đó ở ngoài cuộc sống nói nhìn chị hơi “điêu điêu” thì chị nghĩ sao?

- Không có gì phải buồn cả vì đó là thương hiệu của tôi. Chính sự “điêu điêu” đó khiến tôi để lại dấu ấn trong lòng khán giả từ những tiểu phẩm đến những bộ phim truyền hình. Nếu “điêu” một chút mà không làm hại ai, không làm tổn thương ai lại khiến người ta quý mến, nhớ đến thì không có vấn đề gì. Khán giả nói tôi “điêu điêu” tức là đã có hình ảnh của tôi trong đầu họ. Tôi thích điều đó. Nếu như nhắc đến Vân Dung mà không gợi lên cho khán giả ấn tượng gì, chứng tỏ tôi quá nhạt, khi ấy mới là lúc đáng buồn.

- Gần đây khán giả rất bất ngờ khi chị quay trở lại phim truyền hình qua bộ phim “Ghét thì yêu thôi”, vậy cơ duyên nào đã đưa chị đến với vai diễn. Trong suốt nhiều năm qua Vân Dung không đóng phim vì chê “ít tiền”, chị giải thích thế nào về điều này?

- Tại sao tin đồn lại gay gắt thế. Có một sự thật là suốt nhiều năm qua không có một đạo diễn nào mời tôi đóng phim truyền hình. Nếu bây giờ có lời mời tôi sẽ nhận lời ngay vào luôn. Tôi rất yêu thích phim truyền hình. 

Cơ duyên với vai Diễm trong bộ phim “Ghét thì yêu thôi” đó chính là tôi đã nhận được lời mời từ đạo diễn Trịnh Lê Phong - một đạo diễn mà tôi đã hợp tác rất nhiều lần qua các sitcom. Vì thế, chúng tôi rất hiểu nhau. 

Khi Phong điện thoại và nói qua về nhân vật tôi đã rất thích, nhận lời luôn và không suy nghĩ. Khi cầm trên tay kịch bản và đọc tôi cảm thấy rất thích vai Diễm. Dường như vai diễn được viết dành riêng cho mình.

“Nghĩ lại không hiểu tại sao mình có thể sống được đến ngày hôm nay”

- Nghệ sĩ Vân Dung vốn là “quân” của Nhà hát Tuổi trẻ nhưng có một thực tế là diễn viên sân khấu muốn sống được với nghề buộc lòng phải chạy show. Chị có kỷ niệm nào nhớ nhất trong những lần chạy show của mình?

- 10 năm chạy show nên tôi có rất nhiều kỷ niệm, nhưng nhớ nhất là sự gian nan, vất vả. Nhiều lúc ngồi nghĩ lại tôi vẫn không hiểu tại sao mình vẫn có thể sống được đến ngày hôm nay. 

Khoảng thời gian đó tôi luôn phải nỗ lực hết mình để thỏa mãn niềm đam mê, để khẳng định thương hiệu của mình và cuối cùng là thoát nghèo. 

Thông thường mọi người cố gắng một thì nghệ sĩ chúng tôi phải cố gắng gấp đôi, có nhiều khi muốn nổ tung đầu. 

Đã có lúc tôi cảm thấy bất lực vì công việc bị quá tải và áp lực ghê gớm. Nhưng có lẽ nhờ có điều đó mà chúng tôi mới có được ngày hôm nay.

Nghệ sĩ Vân Dung: Cách tránh khỏi scandal là cả một nghệ thuật - ảnh 2
- Vân Dung có nghĩ mình là người “tham công tiếc việc” khi rất chăm chỉ chạy show, làm truyền hình?

- Tôi tự thấy mình là người năng động, nếu một ngày mà không được làm việc, tôi có cảm giác như cả thế giới đang bỏ rơi mình và rất nhàm chán.

- Không chỉ gắn bó với sân khấu nhiều năm, chị còn là một diễn viên phim truyền hình gặt hái nhiều thành công, chị đánh giá như thế nào về những “hành lang” mà ngành văn hóa đã mở ra cho giới nghệ sĩ trong thời gian gần đây?

- Đây chính là một điều vui mừng đối với nghệ sĩ, để cho những người làm nghề như chúng tôi phấn đấu. Ngay cả những người có được danh hiệu họ cũng phải bỏ nhiều mồ hôi, công sức và có quá trình nỗ lực rất lớn. 

Danh hiệu là điều thiêng liêng với nghệ sĩ chúng tôi, nhưng bên cạnh đó,  chúng tôi còn phải lo kinh tế thì nghệ sĩ mới sống và tồn tại với nghề. Ngoài ra, cơ chế mới cũng là giúp cho nghệ sĩ chúng tôi có thêm động lực cống hiến hết mình và dành tinh hoa cho khán giả.

- Qua hoạt động thực tế, chị có kiến nghị gì với cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa?

- Khó khăn về tài chính là áp lực cho những người quản lý của các đoàn nghệ thuật. Họ phải liệu cơm gắp mắm, rất đau đầu để suy nghĩ lấy chỗ này, đắp chỗ kia. Tiếp đến là đội ngũ diễn viên, nhiều khi có những đêm diễn phải ngồi tự khâu mép giày đã rách… 

Bên cạnh đó, ngày nay, khán giả rất tinh và họ có nhiều sự lựa chọn để thưởng thức văn hóa. Do đó, tôi và nhiều nghệ sĩ sân khấu mong muốn sẽ được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa để nghệ sĩ chúng tôi yên tâm sống với nghề, sáng tạo, cống hiến cho khán giả những tác phẩm tốt nhất.

- Như chị vừa nói, khán giả ngày nay có nhiều sự lựa chọn để thưởng thức văn hóa, đặc biệt là sân khấu đang ở thế yếu so với các gameshow, các chương trình truyền hình thực tế, các bộ phim bom tấn liên tục ra rạp...; vậy theo chị sân khấu có cần “chiêu trò” gì để hút khách?

- Tôi nghĩ, sân khấu phải mới lạ và nội dung tốt, có những vở diễn hay và “độc” thì sẽ thu hút được khán giả, chỉ thế thôi.

- Hình ảnh, phát ngôn của nghệ sĩ luôn được công chúng đặc biệt quan tâm, chú ý. Chị làm thế nào để giữ được hình ảnh của mình trong lòng khán giả?

- Quan điểm của tôi, đó là hãy sống hết mình, cháy hết mình trên sân khấu và luôn yêu thương khán giả của mình bằng cả trái tim, thế là đủ bạn nhỉ?

- Cảm ơn và chúc chị thêm thành công, hạnh phúc!

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Nghệ sĩ Vân Dung: Cách tránh khỏi scandal là cả một nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO