Nghệ sĩ sân khấu cần vun bồi cho tiếp tục sáng tạo, thế hệ tương lai

Đỗ An Ninh| 26/09/2022 11:02

Nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, người sáng tác trước hết cần có cái nhìn tổng quan về đối tượng tiếp nhận - các em thiếu nhi.

Như chúng ta đã biết, thiếu nhi bao gồm trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 16 tuổi. Đó thực sự là giai đoạn đặc biệt của đời người - giai đoạn vàng hình thành và phát triển nhân cách. Các nhà khoa học khẳng định: Ở giai đoạn thiếu nhi, các phẩm chất con người của các em đang hình thành và còn chưa ổn định nên dễ dàng bị biến đổi do các tác động khách quan bên ngoài. Bởi vậy giáo dục thiếu nhi là một công việc có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Cùng với các loại hình văn học nghệ thuật khác như âm nhạc, văn học, hội họa, nhiếp ảnh…, những vở diễn của sân khấu đã và đang trở thành một công cụ tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, tâm hồn, khả năng nhận biết, cảm thụ cái đẹp của thiếu nhi và là nơi các em được kết hợp vừa học vừa chơi, hình thành những ấn tượng và tấm gương trong tiềm thức, có thể trở thành hành trang quý giá cho các em đến hết cuộc đời. 
Nghệ sĩ sân khấu cần vun bồi cho tiếp tục sáng tạo,  thế hệ tương lai
Hãy biến mỗi vở kịch thành một phương tiện giáo dục đầy tính nhân văn, gần gũi, vui vẻ đối với thiếu nhi - (trong ảnh: Một cảnh trong vở kịch “Đám cưới chuột” của Nhà hát Kịch Việt Nam. Ảnh: NHKVN)

Về khái niệm “hiện đại”, theo tôi không nên hiểu khô cứng theo định nghĩa của các nhà lịch sử - thời hiện đại bắt đầu từ thế kỷ 16 mà “hiện đại” ở đây là những đề tài mới mẻ và mang tính thời sự dành cho các em thiếu nhi và được tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên khai thác viết nên kịch bản, dàn dựng và biểu diễn trong một vở diễn ở nhiều thể loại: kịch nói, cải lương, chèo, tuồng, xiếc… một cách hoàn chỉnh. Khi thưởng thức những vở diễn đạt được giá trị cao về chủ đề tư tưởng cũng như tính thẩm mỹ, các em thiếu nhi sẽ đồng cảm, xúc động, thậm chí bị tác động mãnh liệt… bởi các em gặp được bóng dáng, tâm hồn mình trong đó. Qua mỗi tác phẩm sân khấu, các em thấy mình được quan tâm, yêu thương, đồng cảm; được định hướng sống vui khỏe; được tin cậy là con ngoan trò giỏi, là thành viên có ích trong cộng đồng. Điều ấy trở thành cốt lõi tinh thần của vấn đề “đề tài hiện đại của các vở diễn sân khấu dành cho thiếu nhi”. 
Hãy cùng dừng lại để nhìn ngắm và chiêm nghiệm cuộc sống đang diễn ra quanh chúng ta - cũng là không gian sống cho mỗi em thiếu nhi. Đó là cuộc sống đầy đủ vật chất hơn thế hệ trước rất nhiều: Có đa dạng phương tiện để các em tiếp cận nhiều nguồn thông tin, như sách, báo, tivi, điện thoại… Trong thời hiện đại, internet đã biến thế giới này trở thành một thế giới phẳng - ít có ranh giới vùng miền, quốc gia. Với những em có khả năng ngoại ngữ tốt, các em còn có thể tiếp xúc thông tin văn hóa từ nước ngoài. Đó là thuận lợi nhưng cũng là nguy cơ, là con dao hai lưỡi khi các em có thể tiếp xúc phải những nguồn thông tin không lành mạnh, lôi cuốn các em vào những thói quen xấu từ rất sớm, như thích chơi game, mải mê với thế giới ảo của các trang mạng xã hội: Facebook, zalo, youtube, tiktok… đến mức xao nhãng học hành; quen sống trong thế giới ảo hơn thế giới thực ngoài đời. 
Câu hỏi đặt ra là: Vậy chúng ta phải làm gì để phần nào tác động, cải tạo, thay đổi những bất cập đó?
Sân khấu với tư cách một loại hình nghệ thuật quan trọng trong đời sống con người vốn mang trong nó nhiều chức năng: chức năng giải trí, chức năng giáo dục, chức năng dự báo tương lai… Hãy biến mỗi vở kịch thành một phương tiện giáo dục đầy tính nhân văn mà gần gũi, vui vẻ, dễ tiếp nhận và để lại ấn tượng sâu sắc đối với thiếu nhi… Cũng cần thừa nhận một thực trạng:  Hiện nay, viết về thiếu nhi và viết cho thiếu nhi đều thiếu thốn cả về số lượng lẫn chất lượng; hình thức tương tác với người xem còn mỏng, thiếu chiều sâu. Chúng ta không thể quanh đi quẩn lại với những trò cũ kỹ, lời tương tác theo kiểu: “Các em ơi, con lợn nó kêu thế nào ấy nhỉ...?” rồi “con chó, con mèo, con hổ, con ngan, con vịt..” rồi hết trò thì hỏi: “con giun nó kêu thế nào ấy nhỉ” làm các khán giả nhí ngơ ngác nhìn nhau không hiểu nghệ sĩ đang hỏi gì nên diễn viên đành chữa lỗi bằng cách chuyển lớp “con cà con kê con dê con khỉ“ để cuối vở diễn các cháu không hiểu “chủ đề của vở kịch vừa xem là gì”…
Thiết nghĩ, chúng ta nên phân khúc đối tượng nhi đồng (từ 6 đến 10 tuổi) và thiếu niên (từ 10 đến 16 tuổi) để sáng tác các tác phẩm phù hợp với lứa tuổi các em. Các tác phẩm trước hết cần đảm bảo sự phù hợp trình độ hiểu biết, tiếp nhận với mỗi lứa tuổi. Thống nhất cách hiểu “hiện đại” là sự mới mẻ, đặc biệt là câu chuyện mang tính thời sự; chúng ta vẫn có thể tiếp tục khai thác những đề tài về lịch sử, chuyển thể chuyện xưa tích cũ - ví dụ các câu chuyện về đức tính hiếu học, lòng thương kính mẹ cha, biết ơn thầy cô, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó giữa anh chị em, bè bạn… Đó là các vấn đề muôn thuở của loài người nói chung cũng như định hướng nhân cách cho thiếu nhi nói riêng. Song ở mỗi thời kỳ, giai đoạn, việc khai thác, thể hiện những chuyện xưa tích cũ này cần có sự thay đổi về hình thức biểu diễn, phục trang, ngôn ngữ, các yếu tố kỹ thuật âm thanh, ánh sáng… để phù hợp với nhu cầu của các em mà vẫn giữ được những giá trị cốt lõi, bất biến.
Cần lưu ý rằng, thiếu nhi với bao nhiêu mối quan hệ cùng sự quan tâm thì người nghệ sĩ chúng ta có bấy nhiêu tiểu đề tài và hệ chủ đề: về trường lớp, thầy cô, gia đình, bạn bè, thiên nhiên, cuộc sống hiện đại… xoay quanh các em. Mọi đề tài, chủ đề được các tác phẩm sân khấu dành cho thiếu nhi cần hướng đến mục đích chung là sự khẳng định chắc chắn: Tất cả các em thiếu nhi sẽ đều nhận được tình thương yêu và sự quan tâm một cách minh triết từ người lớn; như những búp măng non được che chắn, bảo vệ… Các em nhất định cần được trang bị về những giá trị đạo đức cốt lõi; và có sự khẳng định rằng: Các em cần được nghỉ ngơi và vui chơi đúng tuổi, khoa học, hợp với tâm sinh lý lứa tuổi (đối nghịch với thực trạng phổ biến hiện nay: Thiếu nhi phải chạy đua học hành quá nhiều, quá sức, mang trên vai rất nhiều gánh nặng mong muốn từ người lớn, sớm lâm vào căng thẳng, stress…). Cũng từ những tác phẩm sân khấu này cũng tác động đến người lớn việc cần tạo cho thiếu nhi môi trường sống lành mạnh, ứng xử nhân văn, nhân ái; bầu không khí trong sạch, được hòa nhập với thiên nhiên… giúp các em khỏe mạnh cả tinh thần và thể chất, phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt trong tương lai của đất nước và toàn cầu. 
Nghệ sĩ sân khấu cần vun bồi cho tiếp tục sáng tạo,  thế hệ tương lai
Một buổi trải nghiệm với nghệ thuật múa rối của học sinh trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) - Ảnh: Trường Tiểu học Lý Thái Tổ.

Chúng ta - những người nghệ sĩ, hãy dùng ngòi bút, sức sáng tạo, khả năng hóa thân một cách thấm đẫm hiện thực và chan chứa tình yêu thương nhưng không kém phần dí dỏm, hồn nhiên, tươi sáng… để viết và dàn dựng nên những tác phẩm sân khấu mang sứ mệnh cao cả: nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn các em thiếu nhi một cách trong sáng, lành mạnh, nhân ái, bao dung, đúng như câu thơ “Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn” (bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy)… Quán chiếu rộng dài thời đại, dù ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, chân lí: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (Chủ tịch Hồ Chí Minh) cũng không hề đổi thay chân giá trị. Điều ấy thực sự trở thành động lực lớn lao để lớp lớp các thế hệ nghệ sĩ sân khấu tiếp tục dấn thân cống hiến, tạo dựng nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi với đề tài hiện đại, gần gũi, dễ tiếp nhận…, có tác dụng vun bồi và chăm lo cho thế hệ tương lai của dân tộc. Đó thực sự là biểu hiện sống động của lòng yêu nước thiết thực nhưng mang tầm nhìn rất lớn lao. Nghệ thuật chân chính chưa bao giờ vượt thoát hiện thực, lòng yêu thương con người và những giá trị Chân -Thiện - Mỹ là như vậy.
(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ sân khấu cần vun bồi cho tiếp tục sáng tạo, thế hệ tương lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO