Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân - cây đại thụ phim hoạt hình qua đời

HNM| 16/09/2021 11:32

Theo thông tin từ gia đình, Nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn, họa sĩ Ngô Mạnh Lân - cây đại thụ của phim hoạt hình Việt Nam, đã từ biệt cõi trần vào ngày 15-9, tại Hà Nội, ở tuổi 87.

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân - cây đại thụ phim hoạt hình qua đời
Chân dung Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân.

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân sinh năm 1934 tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khóa Kháng chiến (1950-1954), Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), họa sĩ Ngô Mạnh Lân phục vụ trong quân đội, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và có nhiều ký họa kháng chiến.

Năm 1956, ông được cử đi học tại Khoa Mỹ thuật, Trường Đại học Điện ảnh Mátxcơva (Nga). Ra trường năm 1962, ông về công tác tại Xưởng Phim hoạt họa búp bê Việt Nam (nay là Hãng Phim hoạt hình Việt Nam), là họa sĩ, sau đó là đạo diễn. Ông từng giữ cương vị Giám đốc Hãng Phim hoạt hình Việt Nam.

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân là một trong những người đặt nền móng cho thể loại phim hoạt hình Việt Nam và là cây đại thụ của thể loại điện ảnh này. Ông ghi dấu ấn với các bộ phim hoạt hình: "Dế mèn phiêu lưu ký", "Chuyện ông Gióng", "Trê cóc", "Con sáo biết nói", "Những chiếc áo ấm", "Thạch Sanh", "Phép lạ hồi sinh", "Mèo con"...

Ông đã giành nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế, trong đó có 3 giải Bông sen vàng, 4 giải Bông sen bạc, giải thưởng Bồ nông bạc tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế ở Romania năm 1996; giải thưởng Bồ câu vàng tại Liên hoan phim quốc tế Leipziq (Đức) năm 1970...

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân - cây đại thụ phim hoạt hình qua đời
Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân và bạn đời - Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Lan.

Bên cạnh điện ảnh, Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân còn tích cực hoạt động mỹ thuật. Ông vẽ nhiều tranh sơn dầu, ký họa, tranh cổ động, bìa tem, bìa sách, truyện tranh và cũng đoạt nhiều giải thưởng. Ngoài ra, ông còn xuất bản một số sách về nghệ thuật hoạt hình, tham gia giảng dạy về phim hoạt hình...

Ông được nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1997, nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2007.

Gia đình Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân cũng có nhiều người theo đuổi nghệ thuật thành công, như Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Lan (vợ); Tiến sĩ, nhà phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan (con gái); đạo diễn Đinh Tuấn Vũ (cháu)...

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân - cây đại thụ phim hoạt hình qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO