Nghệ nhân ưu tú Phương Hồng: Người ''ươm mầm xanh'' ca trù

hanoimoicuoituan| 07/09/2020 10:09

Lần lượt trải qua các vị trí như: Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Phúc Thọ, Trưởng phòng Nghệ thuật quần chúng, Trung tâm Văn hóa - Thông tin Hà Tây (cũ) và hiện nay là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) ca trù thuộc Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam (Hội Nhạc sĩ Việt Nam), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Phương Hồng đã có chặng đường dài gắn bó với âm nhạc dân tộc nói chung và ca trù nói riêng. Dù tuổi đã cao, bà vẫn ra sức "ươm những mầm xanh” ca trù.

Nghệ nhân ưu tú Phương Hồng: Người ''ươm mầm xanh'' ca trù

1. Mới đây, khi biết tin Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III - năm 2021 cho NNƯT Phương Hồng cùng với 24 người khác, tôi đã đến tìm bà.

Những ngày này, do thời tiết thay đổi, vết thương chiến tranh dày vò nên bà thường bị đau mỏi lưng, chân, tay và phải vào Bệnh viện Châm cứu Trung ương chữa trị. Gặp bà trong sân bệnh viện, người nghệ nhân đã xấp xỉ tuổi 70 vẫn lạc quan yêu đời. Bà bảo: “Việc phong tặng danh hiệu với mỗi nghệ nhân là điều rất đáng quý, thế nhưng chúng tôi hoạt động nghệ thuật với mong muốn lớn nhất là lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc đến với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ”.

Sinh ra trên “quê hương người gái đảm” - huyện Đan Phượng và được trời phú cho giọng hát ngọt ngào, năm 1971, cô gái Phùng Thị Hồng (tên khai sinh của bà) tham gia đoàn văn công xung kích Hà Tây phục vụ chiến trường. Không may, trong một trận phục kích của địch, cô bị mảnh đạn găm vào đầu, vào tay, ngay tại Binh trạm 34 (nay thuộc Thừa Thiên Huế). Sau đó, cô được chuyển ra Bắc, được cử đi học tại Đại học Văn hóa Hà Nội rồi về công tác trong ngành Văn hóa của tỉnh Hà Tây. Công việc này đã giúp người nghệ sĩ tiếp cận với các nghệ nhân và sớm có tình yêu với ca trù. NNƯT Phương Hồng nhớ lại, người truyền dạy đầu tiên và cũng là người truyền ngọn lửa đam mê ca trù cho bà khi đó là Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chúc ở thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức.

Ca trù ở mỗi vùng miền có màu sắc riêng, phong phú và đa dạng, vì thế, bà đã “tầm sư học đạo” các nghệ nhân ở CLB ca trù Thái Hà, sưu tầm nhiều băng đĩa của các “cây đa, cây đề” như NSND Quách Thị Hồ, NSƯT Phó Thị Kim Đức cũng như thường xuyên giao lưu học hỏi bạn bè ở các CLB ca trù khác. Trên cương vị công tác của mình, bà mạnh dạn đề xuất với ngành Văn hóa tỉnh Hà Tây (cũ) lập kế hoạch và triển khai thực hành di sản văn hóa phi vật thể. Đó là mở các lớp học đàn, trống và hát ca trù cho các CLB ca trù trong toàn tỉnh và thành lập CLB ca trù của tỉnh; thường xuyên tổ chức biểu diễn giao lưu ca trù giữa các CLB trong và ngoài tỉnh, tổ chức liên hoan ca trù toàn tỉnh; tham gia các cuộc hội thảo, các cuộc liên hoan ca trù do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các tỉnh tổ chức...

2. Sau khi nghỉ hưu, nghệ nhân Phương Hồng được Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam mời làm Chủ nhiệm CLB ca trù. Bà tham gia truyền dạy và tư vấn giúp các địa phương thành lập các nhóm, các CLB ca trù. Với trách nhiệm truyền dạy ca trù, bà không ngại đường sá xa xôi, xuống các cơ sở trong và ngoài thành phố như CLB ca trù Hà Cầu (Hà Đông), Nhà văn hóa huyện Đan Phượng, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân và một số địa phương như Hà Nam, Bắc Ninh...

Bên cạnh đó, bà còn chủ động hợp tác với các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình từ địa phương đến Trung ương, tranh thủ mọi cơ hội để quảng bá nghệ thuật ca trù. Bà dành tâm huyết truyền dạy ca trù cho lớp trẻ vì cho rằng, việc phát triển nghệ thuật ca trù phải bắt đầu từ những người trẻ thì mới được dài lâu, bền vững. Với lớp trẻ, bà sáng tạo phương pháp dạy linh hoạt, truyền cảm hứng, tình yêu ca trù đến các học trò bằng nhiều cách khác nhau.

Nghệ nhân ưu tú Phương Hồng: Người ''ươm mầm xanh'' ca trù
Nghệ nhân Ưu tú Phương Hồng tham gia biểu diễn trong một chương trình.

Qua nhiều năm, với phương pháp chính vẫn là truyền khẩu, nhưng để cho việc truyền dạy hiệu quả hơn, nghệ nhân Phương Hồng đã soạn thảo giáo trình truyền dạy ca trù. Để giúp các học viên say mê, nhiệt tình hơn, với phương châm học đến đâu hiểu đến đó, bà luôn động viên và kịp thời uốn nắn cho từng học viên từng câu, từng phách, cách lấy hơi nhả chữ, phân tích kỹ về lịch sử ca trù. Bà còn thu vào băng đĩa các bài giảng, phát cho học viên để họ học thêm tại nhà. Sau mỗi bài học, bà đều tổ chức biểu diễn sát hạch để đánh giá khả năng của từng học viên, từ đó điều chỉnh nội dung giảng dạy trước khi truyền dạy bài mới.

Chính vì vậy, một số học viên của bà có khả năng truyền dạy tiếp cho các học viên khác, một số người đã thành danh như: NSND Lương Duyên (nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nam), nghệ sĩ Quế Hương (nhạc công Nhà hát Chèo Quân đội)... Nhắc về người truyền dạy ca trù cho mình nhiều năm trước, NSND Lương Duyên tỏ lòng biết ơn sự tâm huyết, tận tình của nghệ nhân Phương Hồng: “Ca trù là bộ môn khó, vì thế, những người lần đầu tiếp cận rất dễ nản lòng. Thế nhưng, bằng tình yêu và sự kiên trì, cô Phương Hồng đã giúp chúng tôi nhập cuộc với ca trù ổn thỏa, từ đó thấy ca trù cũng không phải là quá khó như mình vẫn nghĩ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ từng bài giảng mà cô đã truyền dạy bởi phương pháp dạy học của cô rất đặc biệt, khiến học sinh dễ nhớ, dễ thuộc”.

3. Với mong muốn lan tỏa ca trù, nghệ nhân Phương Hồng đã vận động nhiều người tham gia hoạt động giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể bằng cách tuyên truyền quảng bá sự độc đáo của nghệ thuật ca trù trên các diễn đàn khác nhau. Trong các dịp đón xuân, lễ hội, bà tổ chức truyền dạy và biểu diễn ca trù ở các không gian mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian như ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đình - đền Hào Nam, đình Kim Liên, đình Yên Phụ, Bích Câu đạo quán, đền Bạch Mã và khu phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân... Bà vinh dự cùng các nghệ nhân của Việt Nam đem ca trù giới thiệu với bạn bè quốc tế ở một số nước châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức...

Lúc chia tay, nghệ nhân Phương Hồng nắm tay tôi thật chặt rồi cười, bảo: “Còn sức khỏe là tôi còn truyền dạy”. Nhìn người nghệ nhân - thương binh với khuôn mặt phúc hậu, ánh mắt sáng trong, nụ cười rạng rỡ là đủ thấy bà còn nặng lòng với nghệ thuật ca trù nhiều lắm.

NNƯT Phương Hồng (tên khai sinh là Phùng Thị Hồng) sinh năm 1952 tại thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bà được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong danh hiệu Nghệ nhân dân gian năm 2013, được Nhà nước phong danh hiệu NNƯT năm 2015. Trong suốt quá trình hoạt động biểu diễn, bà đã giành được Huy chương Bạc tại Liên hoan Ca trù Hà Nội mở rộng năm 2000, Huy chương Vàng Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2005 và Bằng khen của Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ), Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam...

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Làm gì để đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại?
    Do kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt là các thợ hàn cắt kim loại còn hạn chế nên trong quá trình hàn cắt kim loại, nhiều vụ cháy, nổ đã xảy ra. Liên quan đến vấn đề này, UBND Thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
Đừng bỏ lỡ
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
Nghệ nhân ưu tú Phương Hồng: Người ''ươm mầm xanh'' ca trù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO