Ngày tôi vào lớp một

Nguyễn Đình Thu| 31/05/2017 09:47

Tôi đã trải qua bao nhiêu trường lớp, những lần thi không nhớ xuể, ám ảnh, hiện hình trong cả giấc mơ. Hơn hai mươi năm, đã xa rồi cái ngày đầu tiên cắp sách đến trường, ấy thế mà nó vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi giằng dai đến thế!

Ngày tôi vào lớp một

Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Cả làng chẳng có đứa trẻ nào được học mẫu giáo. Chúng tôi lớn lên trên những bước chân lấm lem bùn đất, những mái tóc vàng hoe, nước da đen cháy, giữa trưa hè nắng rát chỉ độc một cái quần đùi rong ruổi khắp đường làng, đồng quê,… Rồi một ngày, khi tôi đã bảy tuổi, mẹ nói: “Ngày mai con phải đi học rồi”. Tôi mếu máo xin mẹ cho ở nhà trông em, coi nhà và hứa sẽ không đi chơi với lũ bạn trong xóm nữa, nhưng không được. 

Ngày tôi vào lớp 1, mẹ dắt tôi đi trên con đường làng quanh co. Bàn tay nhỏ xíu của tôi nằm trong bàn tay mẹ ấm áp, bước chân tôi líu díu, ngập ngừng như chẳng muốn tới một không gian xa lạ. Đi hết con đường làng, mẹ lại dẫn tôi đi tắt theo bờ mương băng qua cánh đồng. Trường tiểu học của tôi cách cánh đồng làng chỉ chừng nửa cây số. Rồi ngôi trường cũng hiện ra trước đôi mắt ngỡ ngàng của tôi. Cây đa cổ thụ trước cổng như chiếc ô khổng lồ với muôn ngàn cánh tay phóng xuống bám chặt vào lòng đất. Hai dãy phòng học nối dài, vuông góc, nhìn ra sân, mái ngói đã ngả màu xám rêu phong. Cả sân trường là một khu đất cát rộng và bằng phẳng, với đủ các loại cây cho bóng mát: nào là những gốc xà cừ xù xì, lá xanh non; nào là cây bàng sang thu, lá đã đỏ dần; rồi hàng phượng vĩ với vài chùm hoa sót lại đỏ nhạt, những chùm quả khô lủng lẳng trên không như những dấu hỏi, dấu ngã… 

Níu áo mẹ, tôi đứng lặng nhìn cái cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng cắm trên thân tre cao vút, thẳng tắp, uy nghiêm. Bỗng tiếng trống trường vang lên, tim tôi như loạn nhịp, da mặt tôi nóng lên, tôi biết mình sắp phải buông tay mẹ để bước vào lớp. Lớp học thật rộng rãi, thoáng mát với cái nền xi măng và mái ngói rất cao. Những viên ngói xếp gối lên nhau như lớp vảy cá, thỉnh thoảng lộ một vài khe hở để lọt những vệt, những chấm nắng in trên mặt bàn gỗ trông thật thích mắt. Cái bục giảng cũng làm bằng gỗ, gắn liền phía trên bục là bảng xi măng, mặt bảng đen sánh,  được sơn bởi thỏi than trong cục pin đập nhỏ trộn lá khoai lang hòa nước. Bức tường vôi trắng phía trên bảng viết dòng chữ to, in đậm ngay ngắn mà mãi hơn một tháng sau tôi mới đọc được là: DẠY TỐT, HỌC TỐT! 

Ngồi vào bàn học, tôi bỗng nhận ra thằng Thọ, thằng Thành vốn là bạn chơi cùng xóm cũng đang ngồi sau lưng tôi, lòng tôi mừng khấp khởi, tôi bỗng thấy yên tâm hơn. Sau một hồi giới thiệu, cô giáo ôn tồn bảo lớp lấy sách Tiếng Việt và bảng ra. Từ trong cái túi cước có quai xách dùng làm cặp, tôi rút ra cái bảng. Nó được bố tôi làm bằng một miếng gỗ mỏng hình chữ nhật, sơn màu đen, mặt bảng kẻ những đường ngang dọc như ô cờ. Góc bảng được bố đục một lỗ tròn cột tấm giẻ bằng vải mềm vào để tôi lau cho tiện. Tôi bắt đầu được học những chữ cái, những con số đầu tiên. Bụi phấn quện vào mồ hôi bàn tay tôi lòe nhòe trên trang giấy. Giờ ra chơi, bước chân tôi chẳng còn ngại ngần. Tôi rủ thằng Thọ, thằng Thành và cả một số bạn trong lớp dạo khắp sân trường tìm những đoạn cỏ gà chơi trò chọi gà. Những hòn bi ve đủ màu sắc của chúng tôi lại có cơ hội lăn trên mặt sân, dưới những gốc bàng, gốc phượng rợp bóng với những khuôn mặt đen nhẻm, lấm lem, những mái tóc vàng của đám học trò quê nghèo. Không gian trường lớp phút chốc đã trở nên thân thuộc với tôi.
Rồi tiếng trống trường vang lên một hồi dài báo hiệu giờ tan học. Sau khi đứng lên chào cô cùng cả lớp, tay xách cái túi cước, tôi lao nhanh ra phía cổng trường như một mũi tên, mắt ngó nghiêng tìm mẹ. Đứng chờ tôi ngoài cổng từ lúc nào, mẹ tươi cười nhìn tôi bằng ánh mắt vừa trìu mến vừa tò mò. Đi bên mẹ, tôi vui vẻ kể cho mẹ nghe về buổi học đầu tiên. Trên con đường mương băng qua cánh đồng, khoác chiếc túi xách trên tay, tôi vừa đi vừa nhảy chân sáo. Hương lúa thơm thoang thoảng trong gió đồng phảng phất… 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Ngày tôi vào lớp một
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO