Y tế - Giáo dục

Ngành giáo dục huyện Ba Vì: Nỗ lực hướng tới phát triển toàn diện

Lệ Quyên - Mạnh Hà 08/11/2023 11:50

Cùng với sự quan tâm của thành phố Hà Nội, sự quyết tâm của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của nhân dân, ngành giáo dục huyện Ba Vì đã dần tháo gỡ được những khó khăn và đạt được những kết quả vượt bậc, phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng.

truong-hoc-ba-vi.jpg
Các trường học trên địa bàn huyện Ba Vì được đầu tư khang trang, sạch đẹp.

Nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục

Tính đến thời điểm này, ngành giáo dục huyện Ba Vì đã có sự thay đổi rõ rệt, quy mô mạng lưới trường lớp phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn huyện, với tổng số 120 trường từ cấp Mầm non đến THPT; trong đó ở cấp học Mầm non: 42 trường, Tiểu học 34 trường, THCS: 35 trường, THPT 8 trường và 01 Trung tâm GDNN-GDTX. Với tổng số 2.358 lớp, 76.359 học sinh. Đội ngũ giáo viên, nhân viên dần phù hợp với trình độ đào tạo, vị trí việc làm, cơ bản đáp ứng việc thực hiện Chương trình GDPT 2018. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được quan tâm, đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Các nhà trường được xây dựng đều đã thực hiện tuân thủ theo quy hoạch được duyệt. Công tác quy hoạch trường lớp đã được quan tâm. Toàn huyện có 32 trường thuộc các cấp học được mở rộng với diện tích là 98.164 m2, có 17 trường được quy hoạch ra khu đất mới với tổng diện tích là 152.434. UBND huyện đã chỉ đạo 03 trường xây dựng đề án trường chất lượng cao theo kế hoạch của thành phố, mỗi cấp học 01 trường đó là: Mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ, Tiểu học Tây Đằng B, THCS Tản Đà.

truong-hpcj-bvi-2.jpg
Các trường học trên địa bàn huyện Ba Vì được đầu tư khang trang, sạch đẹp.

Thời gian qua, UBND huyện Ba Vì đã tích cực triển khai việc xây mới, cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống trường học, lớp học; mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp rà soát xây dựng kế hoạch để từng bước đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ hóa ở các cấp học. Tổng kinh phí mua sắm thiết bị dạy học lên đến gần 25 tỷ đồng trong vòng 10 năm qua đã có 236 dự án trường học được đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp theo hướng chuẩn hóa gắn với nông thôn mới, với tổng kinh phí xấp xỉ 3,9 tỷ đồng.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, rút ngắn khoảng cách với các quận nội thành, UBND huyện Ba Vì đã chỉ đạo các trường THCS thực hiện Chương trình “Hợp tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Vì”. Năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023 thực hiện đề án ở tất cả các trường THCS trên toàn huyện với tổng kinh phí trên 1,8 tỉ đồng/1 năm học. Năm học 2022-2023 đề án mở rộng quy mô, tiếp tục triển khai đề án tại 35 trường THCS và tạo môi trường tiếng Anh trong toàn ngành thông qua Cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh, chủ đề “Ba Vì tôi yêu”.

ba-vi-4.jpg
Tiết học ngoại ngữ đầy hứng thú của các em học sinh.

Bên cạnh đó, tích cực hưởng ứng phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” giai đoạn 2022-2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội phát động cuối năm 2022. Đồng thời, Phòng GDĐT Ba Vì đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch kết nối với các đơn vị bạn có chất lượng giáo dục cao như Quận Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy để chia sẻ, giúp đỡ với các trường và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Ba Vì. Các đơn vị đặc biệt quan tâm tới việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu cùng nhau triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông; Tổ chức các chuyên đề xây dựng trường học Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ưu tiên đầu tư cho những trường học còn khó khăn.


Cùng với đó, phòng giáo dục huyện Ba Vì đã cử cán bộ quản lý, hiệu trưởng các trường trên địa bàn huyện đến làm việc với các trường THCS Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy. Tại đây, các thầy cô giáo đã chia sẻ, giao lưu, học tập kinh nghiệm mô hình mới, giải pháp hiệu quả trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các nhà trường. Đặc biệt, các cán bộ, giáo viên đã tập trung trao đổi kinh nghiệm việc nâng cao chất lượng giáo dục trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chỉ ra vấn đề khó, còn vướng để cùng tìm ra giải pháp trên tinh thần đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.

Chú trọng công tác quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn

Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới luôn là niềm trăn trở của lãnh đạo huyện Ba Vì, chính vì vậy huyện Ba Vì đã đưa ra những giải pháp cụ thể như tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của huyện; phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Mở rộng quy mô, mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn quốc gia; huy động sự tham gia đóng góp của xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục- đào tạo. Có cơ chế khuyến khích đầu tư đối với các xã đăng ký xây dựng trường CQG theo tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.

Bên cạnh đó, chú trọng tới việc đổi mới nâng cao chất lượng quản lý về giáo dục và đào tạo, đảm bảo dân chủ thống nhất, coi trọng hiệu quả, chất lượng. Đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng nề nếp kỷ cương, tình thương và trách nhiệm; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QL giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; tập trung nguồn lực trong công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm đáp ứng yêu đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018. Có chính sách thu hút, tuyển dụng giáo viên giỏi; thực hiện tốt công tác quy hoạch, điều động, luân chuyển cán bộ quản lý trong các trường học. Tăng cường sự phối hợp để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy, đảng, chính quyền; tăng cường sự phối hợp của Ngành giáo dục với các ban, ngành liên quan, MTTQ và các đoàn thể để phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục- đào tạo.

trao-thuong-giao-duc-ba-vi.jpg
UBND huyện Ba Vì, Phòng GDDT huyện Ba Vì khen thưởng cho những giáo viên đạt thành tích xuất sắc năm học 2022 - 2023

Phải khẳng định rằng, từ sự chỉ đạo quyết liệt và những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của nhân dân, ngành giáo dục huyện Ba Vì đã gặt hái được những thành tựu đáng trân trọng và dần rút ngắn được khoảng cách với các quận nội thành. Năm học 2020- 2021 chất lượng GDĐT của Ba Vì xếp thứ 17/30 quận, huyện, thị xã. Năm học 2021- 2022 tăng 4 bậc, đứng ở vị trí 13/30 quận, huyện, thị xã. Thi học sinh giỏi học sinh lớp 9 cấp Thành phố năm học 2021-2022 toàn huyện đạt 67 giải trong đó có : 01 giải Nhất, 12 giải Nhì, 21 giải Ba và 33 giải Khuyến khích, xếp thứ 13/30 quận huyện trên toàn thành phố; năm học 2022-2023: đạt 45 giải trong đó có 07 giải Nhì, 11 giải Ba, 27 giải KK. Đây cũng là bước đệm vững chắc để ngành giáo dục huyện Ba Vì phát triển hơn nữa trong thời gian tới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Ngành giáo dục huyện Ba Vì: Nỗ lực hướng tới phát triển toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO