Ngàn đời Tổ quốc ghi công

Nguyễn Đâu| 23/08/2017 16:58

Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình, nhưng những đau thương mất mát mà con người phải gánh chịu không gì có thể bù đắp được. Chúng ta chỉ biết tưởng nhớ, tiếc thương những người đã khuất, đã bị thương trong cuộc chiến bằng lòng biết ơn, sự kính trọng và người ở lại tự nói với lòng mình rằng: “Hãy sống sao cho xứng với người đã khuất”.

Ngàn đời Tổ quốc ghi công

Bà Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội  (bên phải ngoài cùng ảnh) và Nhà báo Đào Xuân Hưng - Phó Tổng Biên tập Phụ trách báo Người Hà Nội tặng quà cho các cựu chiến binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạngtrong Chương trình Khúc quân hành lần thứ III – năm 2017. (Ảnh. Đăng Chung)


Và rồi đã như thành truyền thống, cứ mỗi dịp tháng bảy về, khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S thân yêu, người dân Việt Nam lại chờ đón một ngày rất đặc biệt: Ngày Thương binh – Liệt sỹ 27 tháng 7, ngày toàn dân đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã anh dũng chiến đấu hy sinh quên mình vì nền độc lập, tự do, vì hòa bình của dân tộc.


Chúng ta nhớ về những ngày tháng đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, nhiều thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu của mình để dành lấy độc lập tự do cho tổ quốc, thề  “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Rời vòng tay thương yêu của gia đình, những người chiến sĩ mang trên vai gánh nặng non sông để ra tiền tuyến, nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng vượt lên trên tất cả, khi cuộc chiến gìn giữ giang sơn không còn có thể nhân nhượng, hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, toàn thể dân tộc Việt Nam đã anh dũng đứng lên.


Chiến tranh đã đi qua nhưng những vết thương mà nó để cho người ở lại vẫn còn nhức nhối. Những hy sinh mất mát của các Anh hùng Liệt sĩ vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường. Nhiều gia đình cùng một lúc phải mất đi cả chồng và các con ngoài mặt trận. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vợ chồng chưa trọn một ngày, rồi góa bụa cả đời. Những đớn đau thể xác hành hạ người thương binh khi một phần thân thể của họ bị chiến tranh cướp mất… Tất cả là minh chứng sống hùng hồn tố cáo tội ác tột cùng của chiến tranh. Dẫu biết những vết thương thể xác và tinh thần ấy không gì nguôi ngoai được, nhưng những con người anh hùng và bình dị ấy không một lần ân hận, tiếc nuối. Họ đã dành trọn niềm tin và lý tưởng cao đẹp của mình cho cách mạng nước nhà; cho nền độc lập, tự do của dân tộc; cho bình yên, hạnh phúc của nhân dân.


Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đề ra và lãnh đạo thực hiện đúng đắn chính sách đối với những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Bác nhấn mạnh: Các chiến sĩ đã hy sinh để gìn giữ đất nước... Các chiến sĩ thật xứng đáng với Tổ quốc và Tổ quốc không bao giờ quên những người con như thế. Người coi việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ không là nhiệm vụ của riêng ai, mà là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Người giải thích: Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ để lại.

Thấm nhuần và quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với Tổ quốc là một trong những chính sách lớn, có vị trí quan trọng trong chiến lược con người. Đảng, Nhà nước ta đã tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh; từng bước đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách thương binh, liệt sĩ cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước và chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Ngày nay, công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ đã phát triển rộng khắp cả nước với nhiều chương trình như: xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, chăm sóc thương binh, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng… Cả nước đã xây dựng hàng chục nghìn công trình tình nghĩa với giá trị hàng nghìn tỷ đồng, với hơn 2000 nhà bia tưởng niệm ghi tên liệt sĩ, gần 3000 nghĩa trang liệt sĩ. Nhiều nghĩa trang liệt sĩ đã trở thành những công trình văn hóa – lịch sử…


Kể từ khi ngày 27 tháng 7 chính thức được chọn làm “Ngày Thương binh - Liệt sỹ” đến nay, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu và cũng là tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các địa phương, cơ quan đã hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ với tất cả sự biết ơn sâu sắc và chân thành.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng sửa chữa nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách, vận động xây dựng đóng góp quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Xây dựng, tu bổ nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, bia ghi tên liệt sĩ; quy tập, tiếp nhận hài cốt liệt sĩ về quê hương; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ… đã được các địa phương, các ngành, các cấp triển khai đồng bộ rộng khắp mang lại hiệu quả thiết thực.


Xin được cúi đầu trước anh linh những người đã hy sinh, quên mình vì Tổ quốc và xin được gửi lời tri ân tới những gia đình thương binh, liệt sỹ. Đất nước Việt Nam này, hàng vạn lớp trẻ này sẽ không bao giờ quên các anh, những con người đã dùng máu của mình để nhuộm đỏ màu cờ Tổ quốc; dùng xương, thịt của mình để xây đắp nên từng mảnh đất hòa bình hôm nay. Những người con bất tử - Ngàn đời Tổ quốc ghi công!


Với ý nghĩa cao cả đó, đã thành thông lệ hàng năm, cứ vào dịp Kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, các cơ quan lại tổ chức nhiều hoạt động về nguồn. Đây chính là sự tiếp nối và lan tỏa truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là một nghĩa cử thể hiện sự tri ân đối với các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng…


Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) và 56 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2017), năm nay báo Người Hà Nội phối hợp cùng với Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Văn phòng Quốc hội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội vừa tổ chức thành công Chương trình Khúc quân hành lần thứ III.

Chương trình Khúc quân hành lần thứ III, năm 2017
với một chuỗi các hoạt động: giao lưu, thăm chiến trường xưa và tri ân đồng đội. Ban Tổ chức chương trình đã có hành trình về Hà Giang với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa như: Tổ chức Hội nghị chuyên đề “Vị Xuyên – Khúc tráng ca bất tử”, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, làm lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Cú, thăm và giao lưu với Bộ đội Biên phòng Lũng Cú (Hà Giang), dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn (Hà Nội). Trong hành trình về nguồn này, Ban Tổ chức cùng các nhà hảo tâm cũng đã trao 200 phần quà, trị giá gần 300 triệu đồng cho các gia đình thương bệnh binh, liệt sĩ, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn huyện Vị Xuyên, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Ngàn đời Tổ quốc ghi công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO