Nét đẹp làng cổ ven đô Hà Nội

NSHN| 19/12/2021 08:40

Làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) ở giữa hai triền đê sông Tô Lịch và sông Nhuệ, đến nay vẫn mang dáng dấp của một ngôi làng cổ ven đô với mái đình, mái chùa, cây đa, hồ nước. Đời sống đô thị phát triển, làng Triều Khúc cũng đổi thay nhiều với những khu đô thị mới, nhà cao tầng đan xen cùng nếp nhà xưa. Kiểu kiến trúc và lối sống làng trong phố, phố trong làng đã mang đến những điều thú vị cho du khách thập phương.

Nét đẹp làng cổ ven đô Hà Nội
Phong cảnh ở đình Sắc (Triều Khúc, Tân Triều) với hồ thủy tạ trong xanh mang nét đẹp của làng cổ ven đô Hà Nội.

Làng cổ với nhiều nét truyền thống

Xã Tân Triều gồm hai làng là Triều Khúc và Yên Xá, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 9km về phía Tây Nam. Trong đó, làng cổ Triều Khúc nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống và lễ hội lớn. Lối vào làng nằm trên đường Nguyễn Trãi, đối diện với cổng Trường Đại học Hà Nội bây giờ. Làng Triều Khúc vốn có tên nôm là Kẻ Đơ, lừng danh kinh kỳ với nghề làm nón quai thao. Ngoài ra, làng còn nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống khác như: Nghề thêu may các đồ thờ tự; nghề thu gom lông gà để làm các sản phẩm như chổi lông gà, chăn, áo lông gà…

Triều Khúc là làng cổ, gắn với lịch sử đánh giặc của vua Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương.

Trải qua hơn nghìn năm hình thành, phát triển, làng Triều Khúc giờ đây vẫn giữ được nhiều nét đẹp truyền thống, trong đó phải kể đến Lễ hội làng Triều Khúc, đặc biệt là điệu múa “Con đĩ đánh bồng” - một điệu múa cổ do những chàng trai chưa vợ đóng giả gái biểu diễn trong các lễ rước của làng. Họ mặc áo tứ thân thướt tha, chít khăn mỏ quạ, má phấn môi son duyên dáng, uyển chuyển trong điệu múa bồng.

Nét đẹp làng cổ ven đô Hà Nội
Đình làng vẫn giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm bên cạnh sự phát triển của đô thị.

Ngoài những nét nổi bật về văn hóa phi vật thể, quần thể di tích đình - đền - chùa làng Triều Khúc cũng là điểm nhấn của làng cổ ven đô này. Đình Triều Khúc là nơi hội tụ của các tín ngưỡng, tôn giáo cổ tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc. Đình Triều Khúc gồm có ngôi đình Lớn (tức đình Đại) và đền thờ Sắc (hay đình Trên) nằm cách xa nhau đến vài trăm mét.

Sau khi trải qua nhiều đợt trùng tu và mở rộng, hiện nay các công trình chủ yếu mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của thời Nguyễn với những mảng chạm khắc đặc trưng và rất cầu kỳ. Nếu như đại đình Triều Khúc có khuôn viên rộng lớn, còn lưu giữ nhiều tấm bia cổ và những truyền thuyết về thời Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng thì đình Sắc có phong cảnh hữu tình, phía trước đình là hồ thủy tạ trong xanh. Giá trị lịch sử, kiến trúc của đình Triều Khúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1993.

Ông Nguyễn Duy Vinh, người phụ trách trông coi đại đình Triều Khúc cho biết, trải qua nhiều thăng trầm, đổi thay nhưng người dân Triều Khúc từ đời này qua đời khác vẫn giữ gìn truyền thống, đặc biệt là văn hóa đình làng. Hai ngôi đình của làng hiện vẫn là tinh thần, hồn cốt của người Triều Khúc vì thế được người dân hết sức giữ gìn, trông coi.

Nét đẹp làng cổ ven đô Hà Nội
Đại đình Triều Khúc thờ Bố Cái Đại Vương - nơi giữ gìn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của làng Triều Khúc.

Tăng sức hấp dẫn để hút du khách

Chúng tôi về thăm làng Triều Khúc vào những ngày đầu đông của năm 2021. Ngôi làng cổ ven đô có nhiều đổi khác khi hình thành nhiều khu đô thị mới. Người tứ xứ về sống tại làng Triều Khúc khá nhiều. Đan xen với kiến trúc đình làng cổ là những tòa nhà cao tầng với những khung cửa sổ cao cấp.

Dịch Covid-19 khiến cho đời sống của người dân làng trong hai năm qua có phần trầm lắng hơn. Các lễ hội làng truyền thống diễn ra hằng năm như: Lễ hội đầu xuân (diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng), lễ rước mừng ngày sinh và ngày mất của Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng đều hoãn, hoặc chỉ diễn ra quy mô rất nhỏ. Hai ngôi đình của làng Triều Khúc gần như đóng cửa, chỉ những người trông nom hằng ngày chăm sóc, giữ vệ sinh.

Khi Hà Nội áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, ban quản lý đình mở cửa ở gian ngoài để người dân và du khách đến chiêm bái và cũng là nơi để người dân gặp gỡ bàn về những việc chung của làng. Đại đình Triều Khúc còn có một khu đất rộng, tương truyền, trước kia là nơi tập kết binh mã của vua Phùng Hưng, nay làm nơi để người dân tập luyện thể thao.

Ông Triệu Khắc Sâm (83 tuổi), một bô lão của làng Triều Khúc, từng nhiều năm phụ trách quản lý, trông coi di tích đình làng Triều Khúc cho biết, hằng ngày, đình làng vẫn là nơi người dân hẹn nhau để vui chơi, thư giãn. Giá trị văn hóa truyền thống chính là điểm nổi bật thu hút du khách thập phương đến với Triều Khúc.

Nét đẹp làng cổ ven đô Hà Nội
Điệu múa cổ “Con đĩ đánh bồng” được duy trì hằng năm trong lễ hội làng Triều Khúc, thường được múa trong lễ rước và tại đình làng.

UBND xã Tân Triều đã xây dựng kế hoạch bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng để hấp dẫn du khách hơn. Hiện nay, ngoài lễ hội truyền thống tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương, điệu múa cổ “con đĩ đánh bồng” cũng được bảo tồn và phát triển. Xã đã hình thành các câu lạc bộ múa bồng với gần 30 thành viên, chủ yếu là trai làng Triều Khúc duy trì tập luyện. Ngoài ra, xã cũng đã duy trì các lớp học múa bồng trong các trường trung học cơ sở.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều Đỗ Vân Long cho biết, trong chiến lược phát triển của địa phương, thu hút du khách, việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống làng được coi trọng hàng đầu. Ngoài ra, xã cũng hướng đến việc tổ chức thêm nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa, du lịch tại đình làng để thu hút khách hơn trong thời gian tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • 11 tác phẩm xuất sắc giành Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất
    Sáng 13/6/2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức lễ tổng kết Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi giai đoạn 2023 đến 2025 và trao Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất.
  • Gặp lại liệt sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba
    Hai mươi năm kể từ ngày những dòng nhật ký chiến tranh đầu tiên của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được công bố, hình tượng người con gái Hà Nội kiên cường, đầy lý tưởng vẫn luôn cháy sáng trong tâm trí bạn đọc nhiều thế hệ. Năm 2025, cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành tiếp tục khắc họa chân dung đa chiều của người nữ bác sĩ anh hùng đồng thời là một tài liệu giàu giá trị về thời đại, về lý tưởng sống của một thế hệ.
  • Cuốn sách ảnh đầu tiên về lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam
    "100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025)" là cuốn sách ảnh đầu tiên về lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam với những bài viết cô đọng cùng hơn 1.000 bức ảnh, tư liệu quý hiếm được khai thác, chọn lọc công phu từ nhiều nguồn trong cả nước.
  • Mỗi cấp chính quyền đều là trung tâm kiến tạo phát triển
    Chính quyền địa phương 2 cấp không chỉ là bước tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, mà còn thể hiện sự chuyển đổi căn bản trong tư duy quản trị nhà nước. Mô hình này được xác định là trung tâm kiến tạo phát triển cho địa phương và đất nước trong giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới.
  • Bánh mì của Việt Nam vào danh sách 25 món bánh kẹp ngon nhất thế giới
    Chuyên trang Du lịch (CNN Travel) của kênh CNN tiếp tục lựa chọn bánh mì của Việt Nam vào danh sách 25 món bánh kẹp ngon nhất thế giới.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • “Em yêu buôn làng Tây Nguyên” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Tham gia chương trình, đồng bào và du khách cùng hòa với sắc màu văn hóa Tây Nguyên tại Làng; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống tại không gian làng dân tộc Ba Na...
  • Tự hào Hoàn Kiếm - Nối mạch nguồn xưa, tri ân và tiếp bước
    Tối 13/6/2025, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Tự hào Hoàn Kiếm – Nối mạch truyền thống, tri ân và tiếp bước” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm), nhân kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận. Sự kiện nhằm tri ân các tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
  • Ra mắt bản dịch cuốn tiểu thuyết “Đôi mắt của Mona” của Thomas Schlesser
    Tái bản chỉ một tuần sau khi phát hành, “Đôi mắt của Mona” – bản dịch tiếng Việt do Nhã Nam ấn hành đang trở thành một hiện tượng mới trên thị trường sách nghệ thuật. Tác phẩm của nhà sử học nghệ thuật Pháp Thomas Schlesser gây ấn tượng bởi cấu trúc 52 chương tương ứng với 52 tuần, nội dung dung hòa giữa văn chương và hội họa. Đây là một trong số ít những ấn phẩm vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa chạm tới những giá trị nhân văn thiết thực.
  • Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của Hà Nội: Cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô, đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Tại họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 13/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của Thành phố. Đây là quyết định mang tính đột phá của Thành phố Hà Nội nhằm cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó xây dựng và phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên mới.
  • Thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1737/ QĐ-BVHTTDL ngày 9/6/2025 về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”.
  • [Podcast] Đền Bạch Mã – Nơi lưu giữ hồn Thăng Long xưa
    Hà Nội 36 phố phường vừa đậm nét cổ kính với sự rêu phong của kiến trúc cổ, vừa hiện đại với các công trình mới quy mô, nhưng cũng có địa điểm cất giữ cả chiều sâu của nghìn năm lịch sử Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Khi chúng ta đi qua phố Hàng Buồm nhộn nhịp, náo nhiệt sẽ cảm nhận được đây từng là một trong những vùng đất linh thiêng nhất của Thăng Long xưa mà sự hiện diện của đền Bạch Mã là minh chứng cụ thể. Di tích đền Bạch Mã không chỉ là một ngôi đền cổ, mà còn là một biểu tượng trấn giữ phía Đông kinh thành xưa, nơi giao thoa giữa văn hóa tâm linh và lịch sử, giữa đô thị hiện đại và cội nguồn văn hóa truyền thống.
  • Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung bộ
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định 1742/QĐ-BVHTTDL ngày 10/6/2025 về việc tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông” khu vực Bắc Trung bộ.
  • Ra mắt sách "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"
    Nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng 12/6, Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút" của nhà báo, nhà văn Hồ Quang Lợi.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Nét đẹp làng cổ ven đô Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO