Thông tin doanh nghiệp

NCB tăng vốn điều lệ, quyết liệt triển khai phương án cơ cấu lại giai đoạn 2023-2025

T. Trang 09:19 14/04/2024

Sáng 13/4, Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024.

Tăng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng

ncb4.jpg
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân.

ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, theo đó, ngân hàng đặt mục tiêu đạt 105.892 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 10% so với năm 2023; dư nợ cho vay khách hàng dự kiến đạt 64.344 tỷ đồng và huy động khách hàng đạt 86.050 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 16% và 8% so với cuối năm 2023.

NCB cũng quyết tâm tăng quy mô khách hàng đến cuối 2024 thêm 15%, đạt 1,15 triệu khách hàng. Lũy kế khách hàng sử dụng ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile đến cuối năm 2024 dự kiến đạt 595.051 khách hàng, tăng 34%; lũy kế số lượng thẻ tín dụng đạt 31.991 thẻ, tăng 28% so với năm 2023. Qua đó, ngân hàng kỳ vọng CASA đạt 6.075 tỷ đồng, tăng 24% so với kết quả 2023.

Để đạt được kết quả này, NCB định hướng sẽ đưa ra nhiều gói giải pháp tài chính mới “đo ni đóng giày” cho khách hàng. Theo đó, NCB sẽ tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân ở các đô thị lớn, có mức thu nhập từ khá trở lên; khách hàng thuộc hệ sinh thái của các doanh nghiệp lớn và các đối tác; gia tăng giá trị cho khách hàng hiện hữu thông qua các chính sách bán hàng, khuyến mãi. Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp, NCB sẽ phát triển sản phẩm theo hướng “may đo” cho khách hàng lớn, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, ra mắt sản phẩm trọn gói theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Trước đó, năm 2023, dù gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế chung, NCB vẫn hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn hoạt động nhờ nắm bắt nhanh nhạy cơ hội thị trường và không ngừng đổi mới sản phẩm dịch vụ. Kết thúc 2023, NCB đã thành công cán mốc 1 triệu khách hàng theo mục tiêu đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Tổng tài sản đạt gần 96.250 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với cuối 2022 và vượt kế hoạch đề ra.

ĐHĐCĐ cũng thông qua tờ trình tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ và các tờ trình khác. Trong đó, năm 2024, NCB tiếp tục triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng. Dự kiến sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 5.602 tỷ đồng lên 11.802 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư sẽ được dùng bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh (5.300 tỷ đồng); công nghệ và chuyển đổi số (500 tỷ đồng); xây dựng nhận diện thương hiệu (200 tỷ đồng) và cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất (200 tỷ đồng).

Đại hội đồng cổ đông đồng ý giao/uỷ quyền cho HĐQT quyết định tất cả các công việc và vấn đề liên quan để tổ chức triển khai, thực hiện các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và quy định nội bộ NCB.

Về tiến độ triển khai, Ngân hàng cho biết đã lập hồ sơ đề nghị và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. NCB đang triển khai các thủ tục tăng vốn theo quy định, bao gồm chuẩn bị hồ sơ trình Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận chào bán cổ phần riêng lẻ.

Quyết liệt triển khai phương án cơ cấu lại ngân hàng giai đoạn 2023-2025

ba-bui-thi-thanh-huong-chu-tich-hdqt-ncb.jpg
Bà Bùi Thị Thanh Hương – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Dân chia sẻ với cổ đông tại Đại hội.

Bên cạnh các bước đi mang tính đột phá để hướng tới mục tiêu chiến lược mới, tại Đại hội, HĐQT NCB đã chia sẻ với cổ đông về công tác tái cơ cấu toàn diện ngân hàng. Theo đó, triển khai “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN, NCB đã cùng Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) - đơn vị tư vấn uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tái cấu trúc ngân hàng - triển khai đánh giá và nhận diện độc lập, khách quan, toàn diện về thực trạng ngân hàng, chủ động xác định mục tiêu và đưa ra giải pháp toàn diện cơ cấu lại ngân hàng.

Đến nay, NCB là tổ chức tín dụng đầu tiên hoàn thành việc xây dựng và trình lên NHNN phương án cơ cấu lại (PACCL) và được NHNN cho ý kiến ngày 07/02/2024 vừa qua. Hiện PACCL của NCB cơ bản đã được hoàn thiện theo yêu cầu của NHNN, trong đó trình bày đầy đủ, toàn diện thực trạng hoạt động của NCB trên mọi khía cạnh, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, giải pháp tổng thể.

Trên cơ sở ý kiến của ĐHĐCĐ về Báo cáo tiến độ và kết quả xây dựng PACCL, HĐQT NCB sẽ hoàn chỉnh, phê duyệt PACCL theo quy định của Điều lệ Ngân hàng và tổ chức triển khai thực hiện. Ban kiểm soát có trách nhiệm tổ chức việc giám sát tiến độ và kết quả thực hiện PACCL đã được phê duyệt.

Chuyển đổi toàn diện theo chiến lược mới với các giải pháp tiên phong trên thị trường

ncb1.jpg
Ngân hàng TMCP Quốc Dân đang chuyển đổi mạnh mẽ.

Năm 2023 ghi dấu mốc quan trọng khi NCB đã hợp tác và cùng đơn vị tư vấn chiến lược uy tín hàng đầu thế giới xây dựng Chiến lược phát triển NCB mới. Theo đó, NCB đã lựa chọn cho mình Chiến lược phát triển ngân hàng với tầm nhìn dài hạn và khát vọng trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ và giải pháp tài chính tốt nhất cho phân khúc khách hàng siêu giàu trong 10 năm tới. Xây dựng một NCB mới mang lại các trải nghiệm ngân hàng thông qua tư duy đổi mới, sáng tạo, là trung tâm của sự đổi mới dịch vụ tài chính, tiên phong phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ tối tân nhất.

Trong hai năm qua, bằng việc quyết liệt bắt tay vào công cuộc tái cấu trúc toàn diện với các bước đi bài bản, NCB đã kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao, nâng cao năng lực điều hành, cải tiến toàn diện sản phẩm và quy trình, tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sàng nền tảng vững chắc cho những bước đi tiếp theo.

Trong 2024, NCB cho biết sẽ kiên định, quyết tâm bằng mọi nguồn lực để tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo của chiến lược mới và dự án chuyển đổi số. Theo đó, mô hình kinh doanh “Digital Wealth” - sự kết hợp giữa quản lý gia sản và dịch vụ hỗn hợp số” được lựa chọn triển khai cho 5 năm từ 2023 – 2028 và sẽ triển khai thực thi mạnh mẽ trong năm 2024 song song với chiến lược chuyển đổi số. Dự kiến cuối 2024, NCB sẽ cho ra mắt giải pháp quản lý gia sản hỗn hợp số đầu tiên mang tính vượt trội và chưa từng có tại thị trường Việt Nam. NCB cũng không ngừng hoàn thiện trải nghiệm số, hướng tới diện mạo mới của Mobile App với giao diện mới, các tính năng thực sự độc đáo lần đầu tiên có trên thị trường.

Được biết, ngày 9/4 vừa qua, NCB đã chính thức ký kết hợp tác triển khai Giải pháp Điện toán Đám mây và Hệ thống Quản trị Dữ liệu Tập trung trên nền tảng Google Cloud với hai đối tác công nghệ hàng đầu CMC Telecom và LUMIQ, nhằm tăng cường nền tảng hạ tầng và giải pháp công nghệ cho công cuộc chuyển đổi số toàn diện của NCB.

Linh hoạt trước các khó khăn, thách thức của thị trường và quyết liệt tái cơ cấu song song với xây dựng, phát triển ngân hàng theo định hướng chiến lược mới bài bản, NCB đang cho thấy sự nỗ lực chuyển mình mạnh mẽ, hứa hẹn mang lại nhiều giá trị vượt trội, sáng tạo và có ý nghĩa cho cộng đồng trong thời gian tới./.

Bài liên quan
  • Xu hướng thanh toán Tap and Pay lên ngôi, ngân hàng nào sở hữu trọn bộ giải pháp?
    Xu hướng thanh toán Tap and Pay hiện đang được nhiều người đón nhận nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng. Các ngân hàng cũng không nằm ngoài cuộc đua khi liên tục tung ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn cho phương thức thanh toán này. VPBank hiện là ngân hàng đầu tiên sở hữu trọn bộ giải pháp thanh toán đang là “hot trend” - Tap & Pay.
(0) Bình luận
  • ‏Trà Thảo An: Giải pháp tự nhiên giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh gout‏
    ‏Bệnh gout, với những cơn đau khớp hành hạ, đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh gout là một căn bệnh mãn tính, và chúng ta buộc phải chấp nhận sống với nó cả đời. Nguy hiểm hơn là căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Những giải pháp để giảm bớt những triệu chứng của bệnh Gout cũng vì thế mà được quan tâm, tìm kiếm nhiều hơn.‏
  • ‏Sữa thực vật SoyNa - Món quà sức khỏe, Tết trọn niềm vui ‏
    ‏Tết đến xuân về, ngày tết nguyên đán đang ngày một đến gần. Cùng với việc chuẩn bị những món ăn truyền thống, việc lựa chọn quà Tết cũng là một trong những điều mà nhiều người quan tâm. Dạo quanh một vòng thị trường quà tết, ta dễ nhận thấy so với những năm trước, xu hướng lựa chọn quà Tết đã có nhiều thay đổi. Thay vì những giỏ quà truyền thống với bánh kẹo, rượu ngoại hay hoa quả nhập khẩu, người tiêu dùng ngày nay đang dần chuyển hướng sang những món quà mang ý nghĩa thiết thực hơn, đặc biệt là những món quà liên quan đến sức khỏe.‏
  • Trải nghiệm “Chuyến tàu Thanh xuân” cùng loạt ưu đãi hấp dẫn tại Phương Đông Asahi
    “Chuyến tàu Thanh xuân” là sự kiện diễn ra định kỳ nhằm giúp khách hàng có cái nhìn trực quan nhất về một điểm đến nghỉ dưỡng – dưỡng lão đẳng cấp, cũng như cơ hội tiếp cận chuỗi dịch vụ, tiện ích chăm sóc sức khỏe toàn diện tại Phương Đông Asahi.
  • Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới
    Là doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG, với nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm, Nestlé đã có nhiều sáng kiến và chương trình cụ thể nhằm đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng.
  • ‏Sữa thực vật SoyNa - Chìa khóa mở ra cánh cửa sống xanh‏
    ‏Trong thời đại mà ý thức về bảo vệ môi trường và sức khỏe ngày càng được nâng cao, lối sống xanh đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Và sữa thực vật SoyNa, với những sản phẩm sữa hạt dinh dưỡng, chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình xanh hóa cuộc sống. ‏
  • Bảng xếp hạng VNR500 tiếp tục gọi tên một doanh nghiệp bảo hiểm
    Bảng xếp hạng VNR500 tiếp tục gọi tên một doanh nghiệp bảo hiểm Đăng ngày: 29/11/2024 , 16:45 GMT+7 Prudential Việt Nam vừa được vinh danh trong danh sách Top 500 Doanh nghiệp Lớn Nhất Việt Nam và Top 50 Doanh nghiệp Xuất sắc Việt Nam, trong bảng xếp hạng VNR500.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Dịch thơ đương đại thế giới: Phải chọn lựa kỹ, tìm hiểu cặn kẽ
    Việc lựa chọn được những tác phẩm thơ đương đại kinh điển trên thế giới để giới thiệu đến bạn đọc nước nhà là một vấn đề rất lớn. Để làm được điều này, các nhà dịch thuật phải nắm được thực trạng, xu thế phát triển thơ trên thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng; nắm rõ bối cảnh sáng tác, cảm xúc của tác giả, hình thức, phong cách thể hiện; những nguyên tắc hay lưu ý trong dịch ngược, dịch xuôi…
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
Đừng bỏ lỡ
NCB tăng vốn điều lệ, quyết liệt triển khai phương án cơ cấu lại giai đoạn 2023-2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO